Dự án này, bao gồm cải tạo và mở rộng đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp, dự kiến sẽ tốn hơn 21.000 tỷ đồng, trong đó đoạn dưới thấp chiếm hơn 17.000 tỷ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng.
Do tổng mức đầu tư lớn, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất chia thành hai dự án riêng biệt. Trong đó, ưu tiên cải tạo và mở rộng Vành đai 2 dưới thấp, dài khoảng 3,8km, từ nút giao Ngã Tư Sở đến nút giao Cầu Giấy. Chi phí dự kiến cho phần này là hơn 17.000 tỷ đồng, bao gồm giải phóng mặt bằng 16.700 tỷ đồng và xây lắp 541 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, đường Láng sẽ được mở rộng từ 10,5m mỗi bên lên 53,5m, với vận tốc thiết kế là 80 km/h, trở thành trục chính đô thị.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 2 trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có điểm đầu kết nối với đường Vành đai 2 trên cao tại nút giao Ngã Tư Sở và điểm cuối tại nút giao Cầu Giấy. Tuyến đường này dài 3,8km, rộng 19m, vận tốc 80 km/h, là trục chính đô thị. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phần này là gần 3.900 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2026 đến 2030.
Hiện tại, đường Láng chỉ rộng 10,5 m mỗi chiều, lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc thực hiện dự án này nhằm giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở, phát huy hiệu quả của Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã hoàn thành.
Khi hoàn thành, đường Láng sẽ được mở rộng từ 10,5m mỗi bên lên 53,5m, với vận tốc thiết kế là 80 km/h, trở thành trục chính đô thị. - Đồ họa: Thế Duy
Các chuyên gia giao thông cho rằng, dự án Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông và kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hà Nội đã đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng để mở rộng đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy về Ngã Tư Sở nhưng chưa phát huy hết hiệu quả. Thực tế, đi từ cầu Vĩnh Tuy (đường trên cao) về Ngã Tư Sở chỉ mất vài phút nhưng vẫn có lúc phải mất cả tiếng mới thoát được cảnh ùn tắc ở nút giao này.
Do vậy, TP Hà Nội triển khai dự án mở rộng đường Láng để hoàn thiện toàn tuyến Vành đai 2 đoạn qua nội thành mới giải được bài toán ùn tắc ở Ngã Tư Sở. Với hàng loạt cầu vượt và ga đường sắt vắt ngang tuyến Vành đai 2 hiện nay, khi thực hiện dự án mở rộng đường Láng và làm đường trên cao, TP Hà Nội cũng cần nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra giải pháp xử lý tối ưu nhất. Đặc biệt là giải pháp cho hàng cây xanh và đảm bảo cảnh quan dòng sông Tô Lịch.
Trước đó, vào tháng 1/2023, TP Hà Nội thông xe dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng. Tuyến đường có chiều dài hơn 5km, quy mô mặt cắt ngang 19m, với tổng mức đầu tư đoạn dưới thấp và trên cao xấp xỉ 10.000 tỷ đồng.
Từ khi tuyến đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở thông xe, tình trạng ùn tắc giao thông toàn tuyến cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng chưa được cải thiện tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở với đường Láng dù ngành giao thông đã thí điểm nhiều phương án phân luồng trong năm 2023.
Toàn bộ tuyến Vành đai 2 Hà Nội theo quy hoạch có chiều dài hơn 43km, quy mô mặt cắt 50-72,5m; là tuyến giao thông nội đô chạy qua Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Láng - Cầu Giấy - Võ Chí Công - Trường Sa - Nguyễn Văn Linh - Vĩnh Tuy, tạo thành vành đai khép kín. Hiện nay, tuyến đường Vành đai 2 đã đầu tư hoàn thiện được 32km trong đó có 3 cầu lớn là Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Đông Trù.
Tuyến đường Láng chạy dọc theo bờ sông Tô Lịch
Hiện tại, đường Láng chỉ rộng 10,5 m mỗi chiều, lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ
Hiện tại lưu lượng phương tiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm
Từ khi tuyến đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở thông xe, tình trạng ùn tắc giao thông toàn tuyến cải thiện rõ rệt
Tuy nhiên, tình trạng chưa được cải thiện tại khu vực nút giao Ngã Tư Sở với đường Láng dù ngành giao thông đã thí điểm nhiều phương án phân luồng trong năm 2023
Khi hoàn thành, đường Láng sẽ được mở rộng từ 10,5m mỗi bên lên 53,5m, với vận tốc thiết kế là 80 km/h, trở thành trục chính đô thị
Các chuyên gia giao thông cho rằng, dự án Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy (đường Láng) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông và kinh tế - xã hội của Thủ đô
Mở rộng tuyến đường Láng sẽ giảm áp lực lên giao thông đô thị Hà Nội
Các chuyên gia cho rằng Hà Nội cần quan tâm đến việc bảo vệ hàng cây xanh trên tuyến đường Láng
Nhiều nút giao thông qua đường Láng thường xuyên xảy ra ùn tắc vào các giờ cao điểm.
Dự án cải tạo và mở rộng Vành đai 2 trên cao và dưới thấp, dự kiến sẽ tốn hơn 21.000 tỷ đồng, trong đó đoạn dưới thấp chiếm hơn 17.000 tỷ đồng và đoạn trên cao gần 3.900 tỷ đồng
Ngoài dự án mở rộng Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội còn đề xuất nghiên cứu tiền khả thi cho một loạt các dự án khác. Các dự án này bao gồm: xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường hai đầu cầu; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21 đoạn Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai; đường kết nối cầu Trần Hưng Đạo với đường Nguyễn Văn Linh; đường Tây Thăng Long đoạn từ tỉnh lộ 417 đến đường trục kinh tế Bắc - Nam; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21B từ đường tỉnh 424 đến hết địa phận huyện Ứng Hòa; cầu vượt trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) và quốc lộ 6.
Đồng thời, cũng được đề xuất là các dự án hầm: hầm chui đường Hoàng Quốc Việt kéo dài với đường Phạm Văn Đồng và kết nối với phố Trần Vĩ; hầm chui tại nút giao đường trục Tây Thăng Long - vành đai 3; hầm chui tại nút giao đường Mễ Trì - Dương Đình Nghệ - vành đai 3; hầm kết nối tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (ga Cát Linh) và Nhổn - ga Hà Nội (ga S10).
Tất cả các dự án trên đều thuộc dự án đầu tư công. Ngoài ra, một dự án được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) là xây dựng cầu Trần Hưng Đạo nằm trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, dự kiến thi công trong giai đoạn 2025-2027.