Tiền vẫn “đứng ngoài quan sát”, VN-Index giữ được mốc 1.200 điểm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dòng tiền chưa vội nhập cuộc khiến thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE sụt rất sâu, xuống dưới mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2024. Ở chiều ngược lại, áp lực bán không lớn giúp VN-Index giữ được mốc 1.200 điểm.
Tiền vẫn “đứng ngoài quan sát”, VN-Index giữ được mốc 1.200 điểm
Ảnh minh họa

Phiên 25/4, chỉ số VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống 1.204,97 điểm. Suốt cả phiên, VN-Index giằng co sát giá tham chiếu, biên độ dao động không vượt quá 5 điểm.

Dẫu vậy, sắc đỏ lại áp đảo sắc xanh với 293 mã giảm so với 166 mã tăng trên sàn HoSE.

Ở nhóm ngân hàng, không ít mã giảm trên 1% như TCB, VIB, LPB, OCB, MSB, MBB. Phe tăng yếu thế hơn, chỉ có EIB tăng 1,7% là gây ấn tượng hơn cả.

Cổ phiếu chứng khoán đa số điều chỉnh sau phiên tăng rực rỡ trước đó. Các mã giảm trên 1% có thể kể đến VCI, HCM, BSI, ORS, AGR; VDS giảm trên 1%.

Nhóm bất động sản phân hóa rõ rệt. Các mã tăng kịch trần phiên trước có xu hướng điều chỉnh, như PDR giảm 1,29%, DIG giảm 1,22%, NLG giảm 1,56%, DXG giảm 1,21. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu đa phần chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ QCG quay trở lại tăng kịch trần sau 3 phiên giảm mạnh.

Với nhóm sản xuất, các "ông lớn" như VNM, MSN, SAB đều tăng trên 1%, trở thành những trụ cột chống đỡ thị trường. Các mã còn lại về cơ bản biến động trong biên độ hẹp.

Cổ phiếu năng lượng chìm trong sắc đỏ nhưng cũng chỉ giảm nhẹ. Cổ phiếu bán lẻ phân hóa mạnh mẽ khi MWG và FRT tăng lần lượt 2,87% và 1,32% còn PNJ và DGW thì lần lượt mất đi 0,11% và 0,68% giá trị. Cổ phiếu hàng không khả quan hơn khi VJC đứng giá tham chiếu, HVN tăng 1,47%.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2024, chỉ đạt vỏn vẹn 12.142 tỷ đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật