Cận cảnh tàu hỗ trợ hậu cần của lục quân Mỹ dựng bến tàu nổi ở Gaza

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ Hải quân, Lục quân Mỹ cũng có hạm đội tàu biển riêng để vận chuyển binh lính và các thiết bị chiến đấu gồm tàu đổ bộ, tàu kéo, sà lan... Trong số này, tàu hỗ trợ hậu cần USAV Frank S. Besson đang tham gia dựng bến tàu nổi để đưa hàng viện trợ đến Dải Gaza.
Cận cảnh tàu hỗ trợ hậu cần của lục quân Mỹ dựng bến tàu nổi ở Gaza
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 7-3 tuyên bố rằng Mỹ có kế hoạch xây dựng bến tàu nổi trên bờ biển Gaza để cung cấp thêm thực phẩm, nước uống, thuốc men...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm 7-3 tuyên bố rằng Mỹ có kế hoạch xây dựng bến tàu nổi trên bờ biển Gaza để cung cấp thêm thực phẩm, nước uống, thuốc men...

Bến tàu tạm thời là một hạng mục của Mỹ nhằm hỗ trợ người Palestine sống trong vùng chiến sự. Ít nhất một 1/4 dân số ở Dải Gaza đang đứng trước nạn đói, cơ quan Liên hợp quốc cho biết.

Chưa đầy 36 giờ sau khi ông Biden công bố kế hoạch xây dựng bến tàu, tàu USAV Frank S. Besson đã khởi hành từ Căn cứ chung Langley-Eustis ở Virginia vào ngày 9-3 với thiết bị xây dựng cảng Gaza

Hai ngày sau khi tàu Besson khởi hành đến Địa Trung Hải, 4 tàu thủy khác của lục quân Mỹ theo sau, chở thêm vật liệu cho bến tàu

Ngoài ra, 4 tàu khác sẽ khởi hành đến Đông Địa Trung Hải trong tháng 4 tới, bao gồm tàu đổ bộ nhỏ hơn như USAV Monterrey, USAV Matamoros và USAV Wilson Wharf, do USAV SP4 James A. Loux lớp Besson chỉ huy.

USAV Frank S. Besson là tàu đổ bộ có chức năng hỗ trợ hậu cần, chở hàng hóa đến các khu vực bến nông hoặc bờ biển hoang sơ nhờ khả năng tạo cầu nổi.

Với chiều dài 83m và diện tích boong hơn 930m2, các tàu lớp Besson là một trong những tàu lớn nhất của lục quân Mỹ.

Besson có khả năng chở tới 15 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cùng một lúc, tới 82 container vận chuyển dài 20 feet, một tàu kéo hoặc thậm chí là một máy bay C-17 Globemaster.

Ngoài việc vận chuyển một lượng lớn hàng hóa dọc theo các tuyến đường cung cấp chính, tàu hỗ trợ hậu cần (LSV) lớp Besson còn có khả năng triển khai vũ khí và phương tiện đến các cảng, đường thủy nội địa và bãi biển.

Con tàu mang tên Tư lệnh đầu tiên của Bộ Tư lệnh Quân trang lục quân, tướng Frank S. Besson. Tốt nghiệp xuất sắc Học viện West Point, ông Besson trở thành Chuẩn tướng trẻ nhất của Lục quân Mỹ ở tuổi 34 vào năm 1945.

Bến tàu nổi tạm thời ở Gaza đang được tạo ra từ những mảnh thép dài 12m lồng vào nhau cùng đường đắp cao kéo dài 550m và rộng hai làn đường.

Kế hoạch là các tàu sẽ dỡ hàng hóa và viện trợ lên bến tàu tạm thời ngoài khơi, các tàu quân sự nhỏ hơn sẽ vận chuyển đến đường đắp cao tạm thời để đưa nó vào bờ

Theo nguyên tắc, binh lính Mỹ sẽ không đặt chân lên bờ ở khu vực chiến sự này nên họ sẽ ở trên bến tàu, vốn ở cách xa bờ từ 250-600m

Tổng cộng, lục quân Mỹ có 8 chiếc tàu hỗ trợ hậu cần đang vận hành, kế thừa các tàu đổ bộ lớp Newport, chiếc cuối cùng đã nghỉ hưu vào năm 2002.

LSV là những con tàu đa năng có thể thích ứng với các nhiệm vụ được giao. Biến thể trực thăng, hiện đang phục vụ trong Hải quân Philippines, có khả năng vận chuyển và triển khai máy bay trực thăng và tàu tuần tra

Với mẫu này, ngoài tàu tuần tra và tàu đánh chặn để ở đuôi tàu, LSV còn có thể cất giấu các trực thăng tấn công, vận chuyển hỏa lực mà không cần phô trương

Trong khi đó, biến thể LSV bán chìm, loại tàu lớp Besson phổ biến hơn, có thể bốc và dỡ hàng hóa nổi cỡ lớn, tàu tuần tra, phương tiện trên bộ... làm nhiệm vụ vận tải hay cung cấp ụ tàu để sửa chữa và bảo trì di động

Loại LSV cuối cùng, tàu chở quân, được sử dụng để triển khai và di dời các thủy thủ và thiết bị một cách hiệu quả. LSV chở quân được trang bị giường bạt và khu vực neo đậu riêng biệt, có khả năng chứa 144 binh sĩ và 6 sĩ quan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật