Những phát hiện mới về nền văn minh Maya

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuối tháng 12/2023, các nhà khảo cổ Mỹ và Guatemala đã công bố khám phá mới về 417 thành phố cổ của người Maya có niên đại khoảng 3.000 năm, bị chôn vùi trong khu rừng rậm xa xôi ở Guatemala và được kết nối bằng những ’siêu xa lộ’.
Những phát hiện mới về nền văn minh Maya
Một quần thể kim tự tháp Maya ở Guatemala nhìn qua LIDAR.

Những hình ảnh từ LIDAR

Bên dưới hơn 2.000 km2 rừng rậm ở miền Bắc Guatemala, các nhà khoa học đã phát hiện ra 417 thành phố có niên đại từ khoảng năm 1.000 trước Công nguyên và được kết nối bởi gần 180km "siêu xa lộ" - một mạng lưới mà các nhà nghiên cứu gọi là "hệ thống đường cao tốc đầu tiên trên thế giới". Trong công bố đăng tải trên tờ Washington Post, các nhà khoa học cho biết, mạng lưới đường bộ và thành phố rộng lớn này, cùng với các tổ hợp nghi lễ phức tạp, hệ thống thủy lực và cơ sở hạ tầng nông nghiệp… cho thấy, nền văn minh Maya cổ đại, trải dài khắp khu vực ngày nay là Trung Mỹ, đã tiến bộ hơn nhiều so với những phát hiện khảo cổ học trước đây.

Phát hiện này là kết quả của khảo sát LIDAR (Light Imaging, Dectection and Ranging) hay còn gọi là công nghệ quét laser từ trên không. Từ năm 2015, các nhà khoa học đã thực hiện việc lập bản đồ khu vực hơn 2.000 km2 thuộc Khu bảo tồn sinh quyển Maya bằng công nghệ LIDAR với mục tiêu tìm những thứ bị che giấu bởi thảm thực vật dày đặc và các tán cây. Đầu năm 2018, một nhóm các nhà khảo cổ học thông báo đã phát hiện ra hơn 61.000 công trình bao gồm đường xá, pháo đài, kênh thoát nước, và các tòa nhà thuộc nền văn minh Maya cổ đại nằm ẩn dưới vùng rừng rậm nhiệt đới này. Hiện nay, các nhà khảo cổ học đang bắt đầu ghép nối các số liệu khảo sát lại với nhau.

Theo một nhà nghiên cứu trong nhóm tên là Richard, hoạt động của LIDAR thông qua một máy phát trên không, phát ra hàng triệu xung laser hồng ngoại lên khỏi mặt đất, về cơ bản là phác thảo hình ảnh 3D của các công trình bị ẩn trong rừng rậm. LIDAR đang đã trở thành một công cụ quan trọng đối với các nhà khảo cổ học. Trước đây, họ tiến hành khảo cổ dựa vào các bản vẽ tay về nơi họ ước tính các khu vực đáng chú ý. Khi các nhà khoa học loại bỏ kỹ thuật số những cây cối che phủ khu vực, hình ảnh LIDAR cung cấp đã tiết lộ những con đập, hồ chứa nước, kim tự tháp và sân bóng cổ xưa.

"El Mirador từ lâu đã được coi là cái nôi của nền văn minh Maya nhưng bằng chứng về một xã hội phức tạp tồn tại vào khoảng năm 1.000 trước Công nguyên lại hé lộ cả một lịch sử loài người mà chúng ta chưa từng biết đến trước đây", nhà nghiên cứu Richard nói.

Dấu ấn quan trọng trong lịch sử loài người

Hansen, Giáo sư chuyên ngành khảo cổ học tại Đại học bang Idaho đồng thời là Chủ tịch Quỹ nghiên cứu nhân chủng học và Môi trường, một tổ chức khoa học phi lợi nhuận Mỹ chia sẻ: "Bây giờ chúng ta biết rằng thời kỳ tiền cổ điển là một trong những thời kỳ phức tạp. Những phát hiện mới ở khu vực rừng rậm El Mirador đã thay đổi các suy nghĩ về lịch sử của châu Mỹ. Các phát hiện của LIDAR đã tiết lộ toàn bộ lịch sử loài người mà chúng ta chưa từng biết đến do sự khan hiếm các hiện vật từ thời kỳ đó hoặc có lẽ chúng đã bị chôn vùi bởi quá trình xây dựng sau này của người Maya và rồi bị rừng rậm bao phủ". Trong khi đó, giáo sư nhân chủng học Rick Chacon thuộc Đại học Winthrop ở Rock Hill, S.C. thì cho rằng nghiên cứu "đang làm sáng tỏ cách người Maya cổ đại đã sửa đổi đáng kể môi trường địa phương của họ và nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự phát sinh phức tạp của xã hội".

Enrique Hernández, nhà khảo cổ học tại Đại học San Carlos ở thành phố Guatemala đã dành vài tháng mỗi năm trong hai thập kỷ qua để khai quật ở El Mirador thì nói rằng, một khi khu vực này được tiết lộ đầy đủ, nó có thể trở thành một dấu ấn quan trọng trong lịch sử loài người giống như việc phát hiện các kim tự tháp ở Ai Cập, kim tự tháp cổ nhất có niên đại vào khoảng năm 2.700 trước Công nguyên. (Kim tự tháp Cholula vĩ đại ở Mexico, hơn 2.000 năm tuổi, là kim tự tháp lớn nhất thế giới về thể tích. Nó ngắn hơn nhưng rộng hơn Kim tự tháp Giza vĩ đại của Ai Cập). Thật khó để tưởng tượng một sức hút khảo cổ khổng lồ như vậy ngay bây giờ: sự xa xôi của El Mirador ở Petén, dọc theo biên giới Mexico- Guatemala, chỉ có được vài nghìn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Enrique Hernández cho biết thêm rằng, phòng thí nghiệm khảo cổ học của ông chứa đầy các hiện vật cổ xếp dọc các bức tường, những chiếc mặt nạ 2.000 năm tuổi được giải cứu khỏi El Mirador nằm trên bàn - đề can bằng đá puma và các mảnh vỡ trên chúng đã được gắn lại một cách tỉ mỉ trong một căn phòng nhỏ xíu ở tầng trên....

"Trước khi có những phát hiện từ LIDAR, trong một thập kỷ qua, các nhà khảo cổ, nhà sinh học và sử học đã xác định được khoảng 50 địa điểm quan trọng ở rừng rậm El Mirador. Bây giờ có hơn 900 địa điểm khác. Chúng tôi thật sự bất ngờ. Đây đúng là điều không thể ngờ tới", Enrique Hernández thừa nhận.

Công nghệ LIDAR đã phát hiện các công trình kiến trúc bên ngoài khu đô thị Tikal ở Guatemala.

Thông tin lần đầu được tiết lộ

Trong số những ngôi đền, tòa nhà và con đường nhiều tầng, hình ảnh của Balamnal - một trong những trung tâm quan trọng của nền văn minh Maya đã lần đầu tiên được tiết lộ. Các cuộc khai quật xung quanh Balamnal vào năm 2009 đã không thể nhận ra sự phức tạp và quy mô đáng kinh ngạc của thành phố. Nhưng tất cả những điều này đều được thể hiện ngay lập tức bằng công nghệ LIDAR và nó cho thấy địa điểm này là một trong những địa điểm lớn nhất ở El Mirador, với các đường đắp cao tỏa ra các địa điểm nhỏ hơn khác cho thấy tầm quan trọng về hành chính, kinh tế và chính trị của nó trong thời kỳ tiền cổ điển.

Ngoài cách lập bản đồ, LIDAR có thể định hình lại các phát hiện trong tương lai ở cả khu vực này và xa hơn bởi gần 100km về phía Nam của Petén là Tikal, tàn tích của thành phố lớn nhất trong thời kỳ "cổ điển" sau này của nền văn minh Maya (200 đến 900 sau Công Nguyên). Hiện là công viên quốc gia, Tikal đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979 và nó có thể đóng vai trò là bản thiết kế khả thi cho El Mirador.

Thực tế, các cuộc khảo sát bằng LIDAR cũng đã tiết l‌ּộ hàn‌ּg chục nghìn kênh tưới, con đường, và pháo đài trải dài qua lãnh thổ Maya, bao gồm Mexico, Guatemala và Belize. Cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng nền văn minh Maya có thể đã thừa kế một số ý tưởng văn hóa từ người Olmec thời kỳ trước đó, họ phồn thịnh ở bờ biển của miền Nam Mexico từ khoảng 1500 trước Công Nguyên đến khoảng 400 trước Công Nguyên. Đặc biệt, theo các nhà khảo cổ học, đài tưởng niệm Maya được xây dựng một nền tảng đất dài 1,4 km ở một trung tâm lễ tế được gọi là Aguada Fenix, gần biên giới giữa Mexico và Guatemala ngày nay với những không gian tập trung được trải dọc theo các nền đất được căn chỉnh để chỉ vào điểm trên chân trời nơi mặt trời mọc vào một số ngày trong năm cho thấy nó đại diện ý tưởng vũ trụ học.

Nền văn minh Maya nổi bật với hệ chữ tượng hình ký âm, hệ chữ viết tinh vi bậc nhất ở châu Mỹ thời tiền Columbus cùng với những thành tựu về nghệ thuật, kiến trúc, toán học, lịch đếm, và chiêm tinh rất phát triển. Nền văn minh Maya phát triển trong vùng Maya; khu vực tương ứng với miền Đông Nam Mexico, toàn bộ đất nước Guatemala và Belize, miền Tây của Honduras và El Salvador ngày nay.

Thời kỳ tiền cổ điển (khoảng từ năm 2.000 trước Công nguyên đến 250 Công nguyên), các xã hội phức tạp bắt đầu nở rộ ở vùng Maya và họ bắt đầu gieo trồng các loài cây lương thực cốt yếu như ngô, đậu, bí và ớt. Các đô thị Maya đầu tiên mọc lên vào khoảng năm 750 trước công nguyên và từ năm 500 trước công nguyên trở đi, kiến trúc đô thị của người Maya tiến triển rất hoành tráng, ví dụ là những ngôi đền lớn với mặt tiền được làm từ vữa stucco rất công phu. Chữ viết tượng hình đã được sử dụng tại vùng Maya vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Cuối thời tiền cổ điển, một số đô thị lớn được dựng lên ở lưu vực Petén, đồng thời với sự trỗi dậy của thị quốc Kaminaljuyu trên cao nguyên Guatemala.

Thời kỳ cổ điển khởi đầu vào khoảng năm 250 Công Nguyên đánh dấu giai đoạn mà các tượng đài được khắc phù điêu bộ lịch Đếm Dài được xây cất. Ngoài ra mạng lưới giao thương giữa các thành bang Maya trong thời kỳ này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở vùng trũng Maya, hai đô thị kình địch là Tikal và Calakmul nổi lên thành hai bá quyền trong khu vực. Thị quốc Teotihuacan ở Mexico xa xôi lúc bấy giờ đã can thiệp vào chính sự của các vương triều Maya. Vào thế kỷ thứ 9, khu vực trung tâm Maya trải qua một cuộc biến chuyển chính trị lớn, khiến nhiều cuộc nội chiến bùng nổ, nhiều đô thị bị bỏ hoang và khiến phần đông nhân khẩu tản cư lên phía Bắc. Thời kỳ hậu cổ điển chứng kiến sự trỗi dậy của thị quốc Chichen Itza phía Bắc và sự bành trướng của vương quốc K’iche’ hung hăng trên cao nguyên Guatemala.

Vào thế kỷ 16, đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu khai phá Trung Bộ châu Mỹ và các chiến dịch xâ‌m lượ‌c dồn dập của quân Tây Ban Nha đã khiến các thành bang Maya lụi tàn. Sự sụp đổ của thị quốc Nojpetén vào năm 1697 đã chấm dứt lịch sử nghìn năm văn hiến của dân tộc Maya.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật