Dưới đây là một số cách giúp cha mẹ có thể bắt đầu hỗ trợ con mình cảm thấy vui vẻ trở lại đồng thời mang đến chút bình yên cho mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Thay vì cố gắng kiểm soát hoặc trừng phạt khi con phạm lỗi, hãy cung cấp cho con điều gì đó tốt hơn để tập trung vào, một nhiệm vụ sẽ nâng cao ý thức về bản thân của con.
Bạn sẽ thấy rằng, những hành vi có vấn đề của con biến mất với tốc độ đáng kinh ngạc khi nhu cầu của con được đáp ứng.
Mỗi giai đoạn trong vòng đời đều có những nhiệm vụ và thách thức cụ thể. Nhiệm vụ chính của tuổi thiếu niên là hình thành bản sắc.
Mỗi ngày con đến trường, con phải đối mặt với cảm giác bất an và lo lắng vô cùng, việc phải chứng tỏ bản thân tạo ra nhiều lo lắng, bất ổn và ủ rũ.
Để giúp con trên con đường hướng tới sự độc lập, trưởng thành và trách nhiệm cá nhân, hãy xem xét những gì có thể còn thiếu trong cuộc sống của chúng. Dưới đây là những gợi ý của giới chuyên gia.
Tập thể dục tim mạch
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 30 phút tập thể dục tim mạch, ba lần trở lên một tuần, giúp giảm tới 70% các triệu chứng lo lắng và trầm cảm.
Trẻ suy nghĩ rõ ràng hơn, tỉnh táo hơn và ngủ ngon hơn sau khi tập luyện vì chúng giải phóng được sự căng thẳng tích tụ trong cơ thể.
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là với các bé trai, tim mạch là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.
Xây dựng lòng tự trọng
Mỗi thanh thiếu niên nên có ít nhất ba đến năm nguồn góp phần xây dựng lòng tự trọng. (Ảnh: ITN).
Mỗi thanh thiếu niên nên có ít nhất 3 đến 5 nguồn góp phần xây dựng lòng tự trọng. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên giúp con khám phá và phát triển những tài năng, kỹ năng và niềm đam mê độc đáo của mình.
Nếu con chỉ có một nguồn duy nhất để xây dựng lòng tự trọng, và nếu con quá phụ thuộc vào nó, khoảnh khắc thất bại, con rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Đây là lý do tại sao những đứa trẻ cần có nhiều nguồn xây dựng lòng tự trọng, từ đó con sẽ có được củng cố tốt hơn và có khả năng quản lý những thăng trầm trong cuộc sống tốt hơn.
Cấu trúc và giới hạn
Những điều chưa biết trong cuộc sống luôn nuôi dưỡng sự lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn giúp con biết điều gì sẽ xảy ra và điều gì được yêu cầu ở con, con sẽ cảm thấy được an ủi.
Khi cấu trúc, giới hạn và ranh giới bị phá vỡ, các hành vi có vấn đề sẽ nảy sinh. Ví dụ, việc sử dụng máy tính quá nhiều, thời gian không được sắp xếp hợp lý, giấc ngủ hoặc lịch học tập thất thường đều khiến trẻ mất ổn định và làm tăng tâm trạng ủ rũ cũng như các hành vi nóng nảy.
Quan trọng nhất, nếu không có cấu trúc, giới hạn và ranh giới lành mạnh, thanh thiếu niên sẽ không phát triển được những thói quen tốt khi vào đại học.
Giáo viên và cố vấn
Một nhà tâm lý học giỏi có thể giúp xác định các vấn đề trong học tập. (Ảnh: ITN).
Không có gì tốt hơn việc mang lại cho con mối quan hệ tích cực với một người lớn truyền cảm hứng và động lực cho chúng.
Một giáo viên nâng cao tinh thần, một huấn luyện viên cổ vũ, một người cô, chú hoặc bạn bè của gia đình tin tưởng vào con - những mối quan hệ tích cực này có sức mạnh để giải quyết những hành vi có vấn đề chỉ sau một đêm.
Trẻ em tiếp thu niềm tin của người lớn vào chúng; chúng cảm thấy yên tâm và hy vọng về bản thân; tương lai của chúng tươi sáng hơn và ý thức về mục đích rõ ràng hơn vì chúng có một người nào đó ngoài quỹ đạo gia đình tin tưởng vào chúng.
Hỗ trợ chuyên nghiệp
Ngay cả những khuyết tật học tập nhẹ, chẳng hạn như tốc độ xử lý chậm, các vấn đề về chức năng điều hành hoặc rối loạn thiếu tập trung cũng gây ra căng thẳng mãn tính ở trẻ, khiến chúng nhanh chóng mệt mỏi và mất tập trung.
Điểm thấp làm mất tinh thần và lấy đi niềm vui học tập của trẻ. Đôi khi, một nhà tâm lý học giỏi có thể giúp xác định các vấn đề trong học tập và giúp con bạn nhận được sự hỗ trợ cũng như những gì chúng cần ở trường để cảm thấy mình đang tràn đầy hứng khởi trở lại.