Ăn khoai lang tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại mắc các sai lầm phổ biến này

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tưởng chừng chế biến và thưởng thức khoai lang vô cùng đơn giản nhưng có những sai lầm mà nhiều người vẫn đang mắc phải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn khoai lang tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại mắc các sai lầm phổ biến này
Ảnh minh họa.

Khoai lang là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh đó, khoai lang còn có nhiều tác dụng nên khá được mọi người yêu thích. Tưởng chừng như cách chế biến loại củ này đơn giản nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn mắc các sai lầm trong việcchế biến lẫn cách ăn khoai lang khiến chúng mất đi chất dinh dưỡng, vị ngon đặc trưng.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều người thường mắc phải khi ăn khoai lang:

Chế biến quá nhiệt độ

Nấu hoặc chiên khoai lang ở nhiệt độ quá cao có thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Do đó, bạn nên chế biến khoai lang ở nhiệt độ vừa phải để giữ nguyên các chất dinh dưỡng quan trọng. Nấu chín tới, hấp hoặc nướng là những cách tốt để giữ lại hương vị và dinh dưỡng của khoai lang.

Không ăn vỏ

Nhiều người thường gọt bỏ vỏ khoai lang mà không biết rằng vỏ chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất quan trọng. Hãy giữ vỏ khoai lang khi nấu hoặc nướng. Đảm bảo rửa sạch vỏ trước khi chế biến.

Ăn khoai lang thay cơm để giảm cân

Theo các bác sĩ, khoai lang rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể dùng thay cơm. Trong khoai lang vẫn chứa lượng đường khá cao, nhất là các loại khoai mật. Ăn khoai lang dài ngày thay cơm có thể dẫn đến việc tích đường trong c‌ơ th‌ể, là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh cũng như làm bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Người bệnh thận ăn nhiều khoai lang dễ mắc thêm bệnh tim mạch. Nguyên nhân, khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, đặc biệt là kali. Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cùng bị hạn chế, gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, gây yếu tim...

Do đó, người bị bệnh thận thậm chí còn được khuyến cáo không nên ăn khoai lang.

Người hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi chướng bụng. Nếu muốn ăn nên ăn vừa phải, ăn ít một và chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần, không nên ăn kéo dài gây tổn thương hệ thống tiêu hóa.

Ăn khoai lang khi đói

Ăn khoai lang khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn xong, nhiều người thường cảm thấy đầy bụng, nóng ruột, ợ chua mà cảm giác đói vẫn không được xua tan.

Ăn khoai lang vào buổi tối

Khoai lang làm tăng tiết dịch vị tiêu hóa, khiến bạn đầy bụng, ợ hơi. Trong khi đó, vào buổi tối, quá trình trao đổi chất của c‌ơ th‌ể giảm đi, lượng tinh bột và chất kiềm trong khoai lang sẽ không thể tiêu hóa hết trong thời gian này. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn khoai lang trước 8 giờ tối.

Cắt khoai lang trước khi chế biến

Cắt khoai lang trước là một sáng kiến tuyệt vời để chuẩn bị bữa ăn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng khoai lang sống sẽ khô khá nhanh sau khi cắt. Vì vậy, nếu muốn cắt khoai lang trước, hãy nhớ bảo quản chúng bằng cách ngâm tạm thời trong nước lạnh.

Sử dụng khoai lang có vết bầm tím

Khoai lang có vết cắt, vết lõm và vết thâm chứng tỏ rằng chúng đã bắt đầu hỏng, vì vậy bạn chỉ nên tìm mua những củ có vỏ mịn và không có vết nứt.

Nếu khoai lang có một hoặc hai phần bị bầm nhỏ, bạn có thể cắt chúng ra và giữ lại phần còn mới, sau đó cắt thành khối hình hạt lựu để chế biến các món ăn phụ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật