Hôm 20-11, chỉ số USDX giảm về mức 103,37 điểm, thấp nhất kể từ đầu tháng 9 sau khi giảm gần 2% vào tuần trước. Đồng euro tăng giá lên mức cao nhất kể từ ngày 15-8, với 1 euro quy đổi 1,0952 đô la, trong khi đồng yen lên mức cao nhất trong 6 tuần rưỡi, 148,09 yen quy đổi 1 đô la. Đồng euro mạnh lên nhờ kỳ vọng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất ngay cả sau khi Fed kết thúc. Trong khi đó, đồng bảng tăng 0,36% so với đô la trong phiên giao dịch hôm 20-11 sau khi chạm mức cao nhất trong hai tháng, 1 bảng quy đổi 1,2518 đô la.
Trong phiên giao dịch sáng 21-9, Chỉ số tiền tệ thị trường mới nổi của MSCI, đo lường sức mạnh của 25 đồng tiền ở thị trường mới nổi so với đô la, tăng 0,4% lên 1718,01 điểm, nâng mức tăng trong năm nay lên 3,44%. Chỉ số này bắt đầu phục hồi kể từ đầu tháng 10 trong bối cảnh dữ liệu lạm phát của Mỹ cải thiện làm dấy lên kỳ vọng về việc Fed chấm dứt tăng lãi suất và thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào giữa năm tới.
Đồng đô la Mỹ đã đánh mất hết thành quả tăng giá đạt được vào đầu năm nay do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tiếp tục giảm mạnh kể từ đầu tháng 11 sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới hạ nhiệt.
Thị trường đang suy đoán Fed sẽ không tiến hành bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa khi dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ và sức ép lạm phát đang hạ nhiệt nhưng không đến mức gây lo sợ về một cơn suy thoái sâu tiềm ẩn. Thị trường giờ đây tìm cách xác định thời điểm Fed có thể bắt đầu giảm lãi suất. Giới đầu tư đang định giá đô la dựa trên dự báo Fed cắt giãm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản vào tháng 5-2024, với xác suất cao hơn 50%.
“Các diễn biến trên thị trường tín dụng, chứng khoán và tiền tệ đều dẫn đến niềm tin rằng Fed đã hoàn tất chu kỳ tăng lãi suất, nhưng cơ Fed không sẵn sàng tuyên bố như vậy. Tất cả chúng ta đều đã thấy điều này trước đây”, Joseph Trevisani, nhà phân tích cấp cao tại FXStreet.com, bình luận.
Những phát biểu gần đây của một số quan chức Fed không loại trừ khả năng cần tăng thêm lãi suất nếu dữ liệu kinh tế sắp tới đòi hỏi điều đó. Hôm 20-11, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang phụ trách khu vự Richmond, Thomas Barkin, cảnh báo lạm phát có thể vẫn cao dai dẳng, buộc Fed phải giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự đoán của nhà đầu tư.
Hôm qua, Conference Board (Mỹ) cho biết, chỉ số kinh tế dẫn dắt LEI (Leading Economic Index) mà tổ chức nghiên cứu này theo dõi như là thước đo dự báo các hoạt động kinh tế của Mỹ trong tương lai, giảm 0,8% trong tháng 10, xuống còn 103,8 điểm, đánh dấu tháng giảm thứ 19 liên tiếp. Chỉ số này dựa trên 10 dữ liệu, trong số đó có lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu, đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất, giấy phép xây dựng nhà ở mới, giá cổ phiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng về các điều kiện kinh doanh. Điều này báo hiệu
“Trong số các chỉ số hàng đầu, sự suy giảm kỳ vọng của người tiêu dùng về điều kiện kinh doanh, số lượng đơn đặt hàng mới thấp hơn, chứng khoán giảm và điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đã dẫn đến sự sụt giảm gần đây nhất của chỉ số LEI”, Justyna Zabinska-La Monica, giám đốc cấp cao phụ trách bộ chỉ số chu kỳ kinh doanh của, nói.
Bà nói Conference Board dự báo lạm phát, lãi suất còn ở mức cao và chi tiêu tiêu dùng bị thu hẹp sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào một cơn suy thoái rất ngắn.
“Cho đến khi chúng ta nhận được thêm một số dữ liệu nhấn mạnh khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế Mỹ, đồng đô la có thể vẫn dễ bị tổn thương. Các tài sản ở thị trường mới nổi sẽ hoạt động tốt trong thời gian tới”, Win Thin, Giám đốc chiến lược tiền tệ toàn cầu của BBH Global, nhận định.