Đắp lá trầu không làm đẹp có thực sự hiệu quả như lời đồn?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đắp lá trầu không là cách làm đẹp sai lầm nghiêm trọng, mà hậu quả để lại rất khó khắc phục và tốn kém.
Đắp lá trầu không làm đẹp có thực sự hiệu quả như lời đồn?
Ảnh minh họa.

Lá trầu không có giúp làm trắng da không?

Lá trầu không có thể làm trắng da do trong loại lá này có chứa phenolic compounds, bao gồm các hoạt chất benzen, phenol, catechol, hydroquinone. Nhiều người sẽ cảm nhận được da trắng mịn hơn, tình trạng nám giảm đi sau 1 tuần đắp. Tuy nhiên cách làm trắng da này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. 

Cách làm trắng của lá trầu không chỉ trong giai đoạn rất ngắn. Tiếp đó là đến giai đoạn tăng sắc tố trở lại, các chị em sẽ bị tăng sắc tố da không đều, tạo thành da loang lổ chỗ trắng, chỗ sạm đen. Cuối cùng sự tăng giảm sắc tố bất thường sẽ khiến làn da bị mất hoàn toàn màu da. 

Lá trầu không lại khiến da bị loang lổ

Mặc dù, trong lá trầu có chứa nhiều chất có lợi cho da  nhưng trong lá trầu không đồng thời lại có chứa trong đó các dẫn xuất của phenol như: Eugenol, cavacrol và chavicol; catechol (allyl-pyrocatechol), hoặc benzen (chavibetol, p-cymene và anethole)...

Đây là các thành phần gây ảnh hưởng trong việc làm mất sắc tố, gây độc tế bào sắc tố. Ngoài ra nó còn gây ra viêm da tiếp xúc và khiến tình trạng tăng sắc tố trở lại. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng giảm sắc tố bất thương, làm da bị loang lổ không đều màu. 

Cách xử lý da loang lổ sau đắp lá trầu không 

Khi có dấu hiệu da tăng giảm sắc tố sau khi đắp lá trầu không, cần ngừng đắp ngay. Dù da có phần hơi đen sạm đi nhưng các nàng tuyệt đối không được tiếp tục đắp lá trầu không vì sẽ khiến da càng trở nên tồi tệ hơn, khó khắc phục hơn. Sau đó cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị.

Việc điều trị tình trạng này sẽ mất nhiều thời gian nên cần kiên trì để làn da từ từ hồi phục. Bạn không nên vội vàng mà tự chữa trị theo những kinh nghiệm truyền tai nhau. 

Khi điều trị tăng sắc tố cần tránh dùng các thuốc giảm sắc tố có nguồn gốc từ phenolic compounds trong đó có hydroquinone mà nên sử dụng nhóm thuốc khác như azelaic, retinoids, kojic…

Điều trị giảm sắc tố thì cần điều trị giống như bạch biến, hoặc chờ đợi phục hồi sắc tố sau một thời gian. Nếu các phương pháp điều trị đều thất bại và tình trạng da đen sạm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của bệnh nhân, có thể tiến hành ghép da, ghép tế bào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật