“Trụ cột cuối cùng” gãy đổ, hàng triệu người Trung Quốc “ngồi trên đống lửa”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự sụp đổ liên tiếp của các tập đoàn bất động sản như China Evergrande hay Country Garden đang khiến người dân Trung Quốc giận dữ.
“Trụ cột cuối cùng” gãy đổ, hàng triệu người Trung Quốc “ngồi trên đống lửa”
China Evergrande và Country Garden liên tiếp giáng đòn đau lên thị trường bất động sản Trung Quốc.

Từng được xem là “trụ cột cuối cùng” trong thị trường bất động sản hỗn loạn của Trung Quốc nhưng tập đoàn Country Garden hiện trở thành “quả bom hẹn giờ” khiến các nhà đầu tư và thị trường nín thở theo dõi từng nhất cử nhất động.

Liên tiếp những tin tức đáng thất vọng về tình hình kinh doanh của Country Garden trong nhiều tuần qua cho thấy ông lớn của bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính thực sự.

Vào tối 10/8, Country Garden thẳng thắn thừa nhận tập đoàn này đang gặp phải khó khăn lớn nhất kể từ khi thành lập và dự kiến sẽ phải gánh khoản lỗ lên tới 7,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023.

Giá cổ phiếu của Country Garden lao dốc.

Country Garden cho hay họ đã đánh giá thấp cường độ và thời gian suy thoái của thị trường cũng như không có cái nhìn đủ sâu sắc về những biến động cung – cầu trên thị trường bất động sản.

Ngay ngày 11/8, làn sóng bán tháo cổ phiếu của Country Garden diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Giá cổ phiểu của Country Garden giao dịch tại Hồng Kông đã giảm xuống mức chỉ còn khoảng 0,13 USD, rơi vào nhóm cổ phiếu penny.

Khối tài sản của tỷ phú Dương Huệ Nghiên cũng “bốc hơi” tới 84% kể từ mức đỉnh vào hồi tháng 6/2021, xuống còn chỉ 5,5 tỷ USD.

Tập đoàn bất động sản China Evergrande trở thành “quả bom nợ”.

Trước đó, tập đoàn bất động sản China Evergrande trở thành “quả bom nợ” khi lỗ tới 81 USD sau hai năm qua. Cổ phiếu của China Evergrande cũng bị ngừng giao dịch từ hồi tháng 3/2022 do chậm công bố báo cáo tài chính.

Doanh số bán hàng của China Evergrande đã bắt đầu lao dốc từ trước cuộc khủng hoảng nhà đất gây ra bởi chính sách “ba lằn ranh đỏ” của chính quyền Bắc Kinh. Từ 250 tỷ NDT vào năm 2021, doanh thu của China Evergrande giảm xuống chỉ còn 230 tỷ NDT vào năm 2022.

Hàng triệu người mua nhà vẫn chưa nhận được nhà bàn giao.

Khủng hoảng nợ âm ỉ và bùng lên dữ dội trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Tâm lý bi quan không chỉ bao trùm khắp thị trường chứng khoán mà còn len lỏi vào cuộc sống của những người dân Trung Quốc.

Kể từ năm ngoái, cuộc suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình chưa từng có tại các thành phố ở Trung Quốc. Việc các công ty bất động sản chậm bàn giao nhà ở cho người mua do hết tiền mặt để hoàn thiện căn hộ đã khiến dân chúng phẫn nộ.

Một cuộc biểu tình tại một dự án bất động sản bị đình trệ nhiều năm ở Trung Quốc.

Hàng triệu người mua nhà của China Evergrande và Country Garden như đang “ngồi trên đống lửa” khi nhiều căn hộ của họ vẫn chưa được hoàn thành và phải “đắp chiếu” tạm thời do thiếu vốn.

Tại thị trường bất động sản Trung Quốc, các công ty bất động sản hoạt động theo cách sau: vay những khoản tiền khổng lồ để mở rộng các dự án và bán các căn hộ trước khi được hoàn thành. Số tiền thu được từ khách hàng đặt mua những căn hộ sắp hoàn thành trở thành một nguồn doanh thu quan trọng, giúp nhiều công ty bất động sản duy trì hoạt động và phát triển.

Các công ty bất động sản Trung Quốc đang làm dân chúng mất niềm tin.

Trước cuộc khủng hoảng của China Evergrande và Country Garden, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng “Điều gì đã xảy ra với số tiền khổng lồ mà người mua nhà đã trả cho các công ty bất động sản khi số lượng căn hộ hoàn thiện ở mức rất thấp”?

Chủ tịch Công ty Shenzhen Neteye Holdings, ông Sun Guoyu, cho hay: “Những ông trùm bất động sản này kiếm được rất nhiều tiền nhưng công ty của họ lại ở trong tình trạng hỗn loạn. Tiền chảy vào túi của họ trong khi mớ hỗn độn do họ gây ra được giao cho chính phủ xử lý”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật