Cẩn thận suy kiệt sức khỏe, tinh thần và trở thành n‌ô l‌ệ...

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian gần đây một bộ phận giới trẻ Việt đang lưu truyền những “bài thuốc“ giúp cắt cơn buồn ngủ để có thể chơi game, lướt web được thoải mái hơn.
Cẩn thận suy kiệt sức khỏe, tinh thần và trở thành n‌ô l‌ệ...
Ảnh minh họa

Các chuyên gia y tế đã cảnh báo việc lạ‌m dụn‌g sử dụng thuốc này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường...

Hội “những người thức khuya”

Hội những người thức khuya, chỉ được phép "tham gia" diễn đàn trong khoảng thời gian từ 12h đêm hôm trước đến 5h sáng hôm sau. "Ai đang làm gì trong khoảng thời gian ấy nhớ lên giao lưu nhé. Mình trót xài mấy viên rồi nên ngủ không được...", đó là lời giới thiệu của Kakami, một thành viên quen thuộc của diễn đàn những người thức khuya. Cũng giống như nickname Kakami, có khá nhiều người khác để lại những lời comment (bàn luận) hưởng ứng. Nickname Fuga chia sẻ: "Công nhận thức đêm mà không có cảm giác mệt thật thích, trước đây cứ thức đêm là sáng hôm sau thấy oải lắm, nhưng bây giờ thì không lo rồi…". Vậy là, để có thể thức khuya chơi điện tử, lướt web... nhiều “game thủ” và cả những người ham "lang thang" trên mạng vào buổi đêm đã rủ nhau uống thuốc chống buồn ngủ. Loại thuốc này cũng được khá nhiều tài xế đường dài ưa chuộng. Trên những trang mạng như laixeantoan…; dehocthitot… cánh lái xe hay học sinh bày cho nhau "tuyệt chiêu" thức đêm hãy dùng thuốc "chống ngủ" vừa rẻ tiền, lại hiệu quả. Đáng báo động là những loại thuốc này đang được bày bán tự do, không cần đơn thuốc của bác sĩ.

Thực ra những lời chia sẻ tương tự như vậy vẫn xuất hiện nhan nhản trên mạng, ví như tại trang otosaigon, cungvui…, nick name "cuocdoivivu" viết: "Dạo gần đây em có tìm được một loại thuốc chống buồn ngủ nên em muốn chia sẻ cho những bác cũng chạy xe đêm như em. Trước cứ khoảng 22h30 - 23h em hay buồn ngủ lắm mà công việc thì cứ phải đi vào giờ đó. Có người giới thiệu cho loại thuốc chống buồn ngủ Wind.., em mua về dùng thử thấy hiệu quả lắm các bác ạ, tỉnh như sáo mà có vị sâm dễ chịu lắm". Còn tại trang dehoc…, nick name "hotboy98" hí hửng khoe, các bạn học trong lớp của cậu truyền tai nhau về loại "thần dược" cực kỳ công hiệu cho việc thức đêm để học bài và… chơi điện tử. "Chỉ cần uống hai viên vào lúc 22h, đảm bảo thức đến sáng mắt vẫn mở trân trân. Thậm chí đến ngày hôm sau chỉ cần ngủ 3 - 4 tiếng, tối uống thuốc và lại có một đêm trắng hoàn hảo".

Trào lưu “cú đêm”

Đối với những người thực sự có công việc, bắt buộc phải làm việc vào ban đêm thì không nói làm gì, nhưng hiện nay tồn tại suy nghĩ rằng: thức đêm mới thể hiện mình là một người năng động, sành điệu và thức càng khuya thì việc được bạn bè ngưỡng mộ lại càng cao.

Ít chịu sự quản lý của gia đình, nhà trường hay ký túc xá, không ít sinh viên cũng đang đi ngược lại với nhịp sinh học như vậy. Hơn 9h sáng, Ngọc Tr, sinh viên năm nhất (ĐH KHXH & NV Hà Nội) còn ngái ngủ. Tr. cho biết, đêm qua thức khuya đọc truyện, xem phim nên sáng nay ngủ bù. Lịch sinh hoạt của phòng Tr. thường là trước 1-2 giờ sáng thường chơi, buôn dưa lê…, sau đó sẽ học bài rồi ngủ vào lúc 6h sáng hôm sau. Cả phòng ai cũng thủ sẵn thuốc chống buồn ngủ rồi nên có muốn đi ngủ sớm cũng khó. Tương tự, Đỗ L, SV năm nhất (ĐH KHXH&NV) giải thích: "Bọn em chỉ cần ngủ 2 tiếng/buổi sáng, chiều là có thể lên lớp được rồi, hàng ngày em ngủ ít lắm khoảng 3 tiếng là quá thoải mái rồi, kể từ khi được bạn bè giới thiệu không ngày nào là em không dùng Wind…, nó công hiệu lắm". L. tâm sự. Thời gian đầu chưa dùng thuốc, L, cảm thấy rất uể oải khi cả đêm hôm trước ngồi “cày” game, đến lớp không tập trung được gì hết. Sau này khi được bạn bè giới thiệu L, dùng thử và thế là vừa bảo đảm được khoản “cày” game đều, vừa không bị cơn buồn ngủ hành hạ, mỗi ngày L, chỉ cần chợp mắt khoảng 2 tiếng là tối lại dư sức có một đêm trắng…

Với nhịp sống xã hội công nghiệp hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng internet, càng ngày, càng nhiều người thức khuya. Vì vậy, đã ra đời những hội như Hội những người thức khuya vô đối, Hội cú đêm, Hội những người thức đêm học bài... Họ lý giải cho việc thức khuya là: "Tôi luôn cảm thấy thời gian như một chuyến xe lửa lao đi rất nhanh, nhưng tôi lại như hành khách ngủ trong xe, không hề hay biết. Tới khi tỉnh dậy, đã bỏ qua rất nhiều thứ, thậm chí bỏ qua trạm dừng. Vì vậy... đối với thời gian mà tôi có, tôi không muốn nó dễ dàng trôi qua. Cho nên buổi tối tôi thật sự không muốn ngủ". Có thể mọi lý do sẽ là điều ngụy biện, nhưng rõ ràng có một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang coi việc thức đêm là chuyện hết sức bình thường và việc sử dụng thuốc để "hỗ trợ" thêm cho việc thức khuya là điều "đơn giản".

Những hệ lụy vì thuốc chống ngủ

"Tớ ngồi máy tính cả ngày, tháng này qua tháng nọ. Bây giờ tớ như con mắm đây, mắt thì chưa cận nhưng lâu lâu "nó đơ đơ" treo cả "màn hình" không thấy rõ các vật khác luôn. Da mặt trắng bệch, xanh xao, còn 52kg", đó là lời trần tình của một con "ma đêm" khi đã sử dụng thuốc chống buồn ngủ để lướt web trong suốt một thời gian dài. Một người tên Huy cho biết: “Kinh nghiệm của tôi sau nhiều đêm trắng mòn mỏi là bị giảm trí nhớ, mất thần khí, trung tâm thần kinh suy nhược, gầy đi nên ảnh hưởng đến công việc và học tập. Thấy vết xe đổ của tôi thì đừng đi vào tiếp nhé…”. Còn với Hoàng T, sau một thời gian thức khuya, T, thấy việc thức đêm hại sức khỏe một thì sử dụng thuốc chống buồn ngủ để thức đêm thì còn hại gấp mười lần. Sau một thời gian dài sử dụng thuốc, T, nhận thấy người luôn uể oải, mệt mỏi, không làm được việc gì hoạt bát. BS Dương Đình Phúc, Chủ nhiệm khoa Tâm thần kinh, BV 354 (Hà Nội), cho hay với các loại thuốc chống buồn ngủ như modafinil, armodafinil, kể cả nhóm methylphenidate, dextroamphetamin có tác dụng chống buồn ngủ và tăng tỉnh táo. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng cắt cơn buồn ngủ trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu lạ‌m dụn‌g và dùng không đúng liều lượng, nhất là nhóm liên quan đến amphetamin, sẽ gây bất lợi cho tim mạch. Thậm chí sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc, giảm trí nhớ.

Đồng quan điểm với BS Phúc, BS Nguyễn Xuân Vinh, bệnh viện Việt Đức cho biết: "Đêm đến, đáng ra não được nghỉ ngơi để tái tạo, sắp xếp dữ liệu, thì lại không được nghỉ, đã thế lại sử dụng thuốc để "ép" hệ thần kinh làm việc quá tải. Từ đó, làm suy giảm trí nhớ, căng thẳng kéo dài, khiến dễ bị bệnh dạ dày". BS Vinh phân tích: Nếu sinh hoạt bình thường, da có thời gian thư giãn, tái tạo. Ngủ muộn khiến trường lực cơ căng lên, da cũng không có thời gian nghỉ ngơi. Mắt không được nghỉ do nhìn vào máy tính, tivi… khiến bị mờ mắt. Vì vậy, không chỉ người già, mà nhiều người trẻ cũng bị kém mắt vì thức khuya. Thậm chí vì thức đêm mà có người mắc hội chứng giả Parkinson (bệnh Parkinson là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác). Phụ nữ thức khuya, đặc biệt là làm việc hay sinh hoạt dưới ánh đèn còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư v‌ú cao gấp 3 lần so với những người đi ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là do ánh sáng của đèn đã ngăn cản c‌ơ th‌ể phụ nữ sản xuất ra chất melatonin - một nội tiết tố tự nhiên được sản sinh khi ngủ trong bóng tối, thường là từ 23h đêm đến 4h sáng.

Chất melatonin là một trong những nhân tố chủ yếu giúp chống lại sự tấn công của bệnh ung thư v‌ú. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên thì giấc ngủ "đủ" là điều này rất quan trọng để c‌ơ th‌ể được "nạp" năng lượng. Khi buồn ngủ nên uống một ly nước mát. Thêm đường, chanh và muối để bù lượng muối tiêu hao sẽ giúp tỉnh táo hơn. Hoặc có thể dùng một ly cam ép, bưởi hoặc chanh. Các vitamin có trong các loại nước quả này sẽ giúp vượt qua cơn mỏi mệt chứ không nên sử dụng thuốc sẽ gây hại cho sức khỏe, sau khi giải quyết xong công việc cần phải đi ngủ ngay để hệ thần kinh được nghỉ ngơi tránh những đáng tiếc xảy ra…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật