Nấm bệnh bùng phát, người trồng keo Quảng Ngãi khốn đốn

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều rừng keo từ 1 đến hơn 2 năm tuổi ở Quảng Ngãi đang xuất hiện nấm bệnh làm cây chết hàng loạt khiến người nông dân khốn đốn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ keo trên địa bàn.
Nấm bệnh bùng phát, người trồng keo Quảng Ngãi khốn đốn
Phần gốc cây xuất hiện nấm trắng. Ảnh: NNVN

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích rừng keo nguyên liệu lớn với khoảng 198.000 ha, phục vụ cho ngành chế biến dăm gỗ xuất khẩu với khoảng hơn 2 triệu m3 mỗi năm. Đã có hơn 422 ha keo ở Quảng Ngãi bị bệnh chết. Nếu như năm ngoái chỉ xảy ra lác đác thì hiện nay đã lan rộng nhiều nơi.

Theo Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, cây keo chủ yếu do 2 loại nấm gây ra là nấm đen thân Macrophomina và nấm thối rễ Fusarium. Nấm gây bệnh đen thân xâm nhiễm vào phần gỗ, phần tủy gỗ biến thành màu nâu và lan dần đến phần rễ cây.

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi đang tham mưu Sở NN&PTNT lấy mẫu gửi cơ quan Trung ương giám định, để tìm biện pháp phòng chống hiệu quả. Trước mắt, Chi cục hướng dẫn người trồng keo thực hiện các biện pháp phòng trừ khẩn cấp, chủ yếu là thủ công, để ngăn chặn nấm bệnh lây lan.

Ông Nguyễn Thế Vĩnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi cho biết, đối với những vườn keo đã xuất hiện bệnh, người dân cần chặt thu gom đưa ra khỏi vườn keo tiêu hủy, dùng vôi nông nghiệp xử lý đất ở vị trí bị bệnh nhằm tiêu diệt mầm bệnh, không tận thu các cây bị bệnh và vận chuyển đi nơi khác tạo cơ hội cho bệnh lây lan.

“Người dân cần tỉa cành, vệ sinh vườn keo, phát dọn thực bì tạo độ thông thoáng và đủ ánh sáng cho cây phát triển tốt. Đồng thời khơi thông mương rãnh hạn chế cây bị ngập úng đối với vùng trũng thấp để hạn chế nấm bệnh lây lan”, ông Vĩnh khuyến cáo

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật