Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì “đòn liên hoàn”, Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những bài học mà Trung Quốc đã ngộ ra được từ cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay phần nào phản ánh sự thay đổi sâu sắc đã xảy ra trong cách tiếp cận về ’cạnh tranh kinh tế quốc tế’ của chính nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì “đòn liên hoàn”, Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow bầm dập vì ’đòn liên hoàn’, Trung Quốc ngộ ra nhiều bài học mới. (Nguồn: China-briefing)

Giới quan sát bình luận rằng, Bắc Kinh đã học được những bài học mới về cạnh tranh kinh tế quốc tế, kể từ tháng 2/2022, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Sức mạnh của quan hệ

Có lẽ bài học đầu tiên về "chiến tranh kinh tế" rút ra từ cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay là tầm quan trọng "sống còn" của liên minh, khi Vương quốc Anh, Mỹ và EU đua nhau công bố lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đúng là Washington có ảnh hưởng to lớn khi tận dụng lợi thế công nghệ, thị trường tài chính và đồng USD, nhưng các đòn trừng phạt nhằm vào Nga sẽ chỉ có một phần tác dụng nếu Mỹ đi một mình và không có những nỗ lực chung của các đồng minh Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh và EU.

Còn Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng đối với các đối tác thương mại riêng lẻ của mình, nhưng họ chưa có đủ một liên minh tương ứng, để phối hợp hành động.

Thực tế, những hạn chế của vũ khí kinh tế tấn công của Trung Quốc đã được nhìn thấy trong những năm gần đây. Khi Bắc Kinh nhắm vào Australia hay Litva bằng các biện pháp khắc nghiệt, nhưng cả hai nước đều đứng vững nhờ sự hỗ trợ kinh tế và chính trị từ một số bạn bè và đối tác.

Còn Trung Quốc vẫn dễ bị tổn thương trước các biện pháp trừng phạt rộng rãi, có phối hợp từ các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Ngưỡng cho một cuộc tấn công kinh tế như vậy chắc chắn sẽ khá cao, nhưng thực tế là Bắc Kinh không thể biết chính xác mức độ "khắc nghiệt" sẽ cao như thế nào.

Đối với Bắc Kinh, bài học không hẳn chỉ về kinh tế mà là về các mối quan hệ. Khi mở cửa lại nền kinh tế sau 3 năm đóng cửa, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng lại các mối quan hệ, tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài từ châu Á và châu Âu, thực hiện các thỏa thuận kinh doanh và làm phức tạp bất kỳ nỗ lực giả định nào của Mỹ nhằm thành lập một liên minh chống Trung Quốc.

Đối với Washington, bài học rút ra là như nhau - trong bất kỳ cuộc đối đầu tiềm năng nào với Trung Quốc, vũ khí có giá trị nhất trong kho vũ khí kinh tế của Mỹ sẽ là sức mạnh của các liên minh quốc tế.

"chiến tranh kinh tế" tổng lực và toàn diện

Nếu cuộc khủng hoảng Ukraine 2014-2015, phương Tây đã xây dựng các biện pháp trừng phạt thận trọng trong nhiều tháng để buộc Nga phải trả giá, thay đổi hành vi của mình và tạo đà cho các cuộc đàm phán.

Nhưng năm 2022, phạm vi của phản ứng trừng phạt đã chuyển sang một "cuộc chiến kinh tế toàn diện" ngay lập tức. Trong vòng vài ngày, các chính phủ đồng minh đã tuyên bố đóng băng tài sản đối với tất cả các khoản dự trữ ngoại hối của Nga trên khắp Australia, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Mỹ và EU; trừng phạt các tổ chức tài chính lớn nhất của Nga; và cắt quyền truy cập vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT - nền tảng kết nối giao dịch an toàn các ngân hàng trên toàn thế giới.

Không có nền kinh tế nào gần với quy mô của Nga phải chịu các biện pháp như thế này kể từ Thế chiến thứ II. Khi bắt đầu chiến dịch quân sự năm 2022, Nga là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới tính theo GDP. Sản lượng dầu hàng ngày của nước này đạt gần 11 triệu thùng/ngày, lớn hơn gần 3 lần so với sản lượng dầu của Cộng hòa hồi giáo Iran vào thời kỳ đỉnh cao năm 2005. Nga là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp hàng đầu các hàng hóa và nguyên liệu đầu vào quan trọng trên toàn cầu, từ phân bón và ngũ cốc đến titan.

Từ góc độ địa chính trị, Nga, giống như Trung Quốc, là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, thành viên của nhiều tổ chức toàn cầu.

Đúng là nền kinh tế Trung Quốc vẫn lớn gấp 10 lần so với Nga và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu rất lớn. Nhưng nếu những người ra quyết định của Trung Quốc từng tin, nền kinh tế Nga là quá lớn để có thể bị trừng phạt, thì năm vừa qua họ đã phải suy nghĩ lại.

Ngoài ra, nếu trước đây, Bắc Kinh có thể đơn giản cho rằng, phương Tây sẽ không bao giờ mạo hiểm với những cú sốc kinh tế nếu buộc phải áp đặt trừng phạt Trung Quốc, nay họ đã hiểu rằng, phương Tây sẽ không chỉ dám áp dụng các biện pháp trừng phạt lớn đối với các nước hạng hai và các nước cận biên, như trước đây.

Bởi Trung Quốc vừa chứng kiến Mỹ và các đồng minh châu Âu sẵn sàng gánh chịu rủi ro quốc gia và toàn cầu đáng kể trong vấn đề Ukraine. Bắc Kinh đã phải ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội của phương Tây đối với Nga. Điều mà trước đây Trung Quốc không tin sẽ xảy ra.

Cụ thể, sau năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rút ra bài học rằng, phương Tây - và đặc biệt là các đồng minh không thích rủi ro của Mỹ, trong đó có nhiều đồng minh ở cả châu Á và châu Âu - sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt tốn kém.

Lần này, bài học đó không được áp dụng. Ngay cả xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga, vốn được coi là quá quan trọng trong năm 2014, cũng bị trừng phạt. Phương Tây đã nhanh chóng làm điều mà nhiều người không nghĩ là họ dám làm, đó là từ bỏ dầu khí của Nga.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gần đây đã đưa ra một hệ thống giá trần nhằm giảm doanh thu từ dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ mà Nga, đồng thời đảm bảo rằng, các thị trường năng lượng vẫn được cung cấp đầy đủ.

Những bước đi này đòi hỏi sự hy sinh rất lớn. Dù đến nay, một mùa Đông ấm áp ở châu Âu đã giúp mọi thứ được kiểm soát, nhưng phương Tây đã dám chấp nhận đánh đổi những "chi phí khủng" dưới hình thức lạm phát, hóa đơn năng lượng cao hơn và tình trạng khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Bài học mới đối với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh ở đây là không thể nhầm lẫn giữa một mối đe dọa lớn đối với trật tự quốc tế và một phản ứng kinh tế tưởng như không thể xảy ra, ngay cả "cái giá phải trả" đi kèm có thể khiến các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt điêu đứng.

Không gì là pháo đài bất khả xâm phạm

Kể từ khi ông Putin gặp khó khăn với các biện pháp trừng phạt trong năm 2014-2015, Nga đã được đặt biệt danh là "Pháo đài Nga" với việc xây dựng dự trữ ngoại tệ lên 631 tỷ USD và phần lớn chuyển dự trữ ra khỏi đồng USD.

Đến năm 2021, Nga đã giảm tỷ lệ nắm giữ USD xuống còn 16% tổng số tiền nắm giữ, với Ngân hàng trung ương Nga mua 90 tỷ USD vàng và mở rộng nắm giữ Nhân dân tệ và các loại tiền không phải USD. Nga cũng đã làm chủ hệ thống thẻ tín dụng quốc gia Mir của riêng mình và một giải pháp thay thế cho hệ thống giao dịch liên ngân hàng SWIFT có trụ sở tại Bỉ.

Dự trữ USD của Nga được chuyển sang các loại tiền tệ có tính thanh khoản cao của Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và châu Âu. Nhưng khi các quốc gia này bắt tay với Mỹ để đóng băng dự trữ của Nga thì ngay lập tức gần một nửa số tài sản nước ngoài của Nga - khoảng 300 tỷ USD - không thể truy cập được. Thậm chí, một phần vàng của Nga nắm giữ cũng bị phong tỏa vì nước này đã "vô tình" cất giữ chúng tại các quốc gia tham gia vào nỗ lực trừng phạt tổng lực.

Các biện pháp phòng thủ khác của Nga cũng bộc lộ một số điểm yếu. Sau 7 năm hoạt động, mạng lưới thẻ tín dụng Mir đã thu hút được một số đối tác ngân hàng cỡ vừa ở châu Á. Nhưng khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo vào tháng 9/2022 rằng các ngân hàng hợp tác với Mir sẽ bị coi là lách luật trừng phạt của phương Tây, thì các ngân hàng ở Kazakhstan, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan đều buộc phải cắt đứt quan hệ với hệ thống thẻ Nga.

Số phận Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS) - giải pháp thay thế có chủ đích của Nga cho SWIFT, cũng không khá hơn, do phạm vi tiếp cận hạn chế, cồng kềnh và kém an toàn hơn SWIFT.

Điểm yếu của Trung Quốc

Trong thế giới kết nối ngày nay, việc chống lại các biện pháp trừng phạt thực sự là không thể. Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công hơn Nga về mặt này, nhưng họ cũng gặp phải một số thực tế lạnh lùng.

Thứ nhất, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc đã giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD từ 79% năm 1995 xuống còn 59% vào năm 2016. Tuy nhiên, trên thực tế, các giao dịch mua không hoàn toàn được báo cáo và lượng nắm giữ thực tế không hẳn là con số chính xác.

Thứ hai, các lựa chọn thay thế của Trung Quốc bị hạn chế, bởi ít nhất các nền kinh tế có thể hấp thụ một phần đáng kể dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đều đang tham gia liên minh đứng về phía Mỹ.

Trung Quốc cũng đã triển khai hệ thống thanh toán riêng bằng nội tệ. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) và đã thiết lập các cơ chế trong ngân hàng trung ương của mình để thông quan thương mại song phương với các quốc gia như Nga, tránh sử dụng đồng USD và Euro. Tính đến tháng 3/2022, CIPS có 1.304 tổ chức tham gia, một con số đáng kể, nhưng chỉ bằng 1/10 các tổ chức tham gia SWIFT.

Các bước phòng thủ của Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ hơn so với Nga - sức nặng của kinh tế Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất đối với phần lớn thế giới mang lại cho nước này tầm ảnh hưởng đáng kể trong các cuộc đàm phán song phương. Nhưng sẽ rất khó, thậm chí là không thể, để Trung Quốc thuyết phục các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới giao phó dòng tài chính toàn cầu cho một nền tảng do Trung Quốc điều hành.

Là nền kinh tế khổng lồ, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy hơn bất kỳ quốc gia nào khác để phát triển các giải pháp thay thế cho các nền tảng, giao thức và thể chế phương Tây và họ đang nỗ lực làm điều này từ sau năm 2022. Nhưng Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thực tế kinh tế và địa chính trị không cho phép họ có lập một hệ thống tài chính toàn cầu mới hoặc dàn xếp để Nhân dân tệ thay thế USD và Euro với tư cách là đồng tiền quốc tế thống trị.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15433
  1. Moscow lên tiếng sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về cuộc phản công của Ukraine
  2. Chiến lược “né và đỡ” của Nga đối đầu ngang ngửa loạt đòn trừng phạt bất định từ phương Tây
  3. Nóng Nga-Ukraine 6-4: Hàng chục đợt chạm trán trực tiếp giữa 2 lực lượng, thương vong nặng nề
  4. Nga ồ ạt xây dựng hàng loạt công trình phòng thủ ở Crimea
  5. Xuồng cảm tử: quân bài giúp ukraine phá thế độc tôn của nga tại biển đen?
  6. Ukraine gián đoạn tuyến vận chuyển tên lửa của Nga, Moscow tăng cường đạn dược
  7. Quỹ tiền tệ quốc tế “tặng” Ukraine món quà khủng, dự đoán thời điểm chiến tranh kết thúc
  8. Nga kiểm soát pháo đài chiến lược dưới lòng đất ở Bakhmut
  9. Hệ thống Patriot của Ukraine không hiệu quả trước tên lửa hành trình, UAV Nga
  10. Tên lửa “dội như mưa”, nổ lớn ở nhiều thành phố của Ukraine
  11. Lý do buộc Ukraine quyết giữ thành phố chiến lược Bakhmut đến cùng
  12. Tiểu đội Leopard 2A4 từ Ba Lan “đổ bộ” Ukraine trong tuần này
  13. Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ đánh giá tầm quan trọng của Bakhmut
  14. Tình hình Ukraine: Moscow-Kiev vừa trao đổi một việc, Nga tung tuyên bố về việc giành Bakhmut
  15. Tổng thống Zelensky không từ bỏ Bakhmut, Nga công bố thiệt hại của Ukraine
  16. Nga - Ukraine tiếp tục đụng độ ác liệt ở Bakhmut
  17. Chuyện vượt “mưa bom bão đạn” phi thường của đường sắt Ukraine
  18. Nga vạch lằn ranh đỏ xung đột trực tiếp với NATO
  19. Lãnh đạo Trung Quốc - Belarus kêu gọi “hòa bình sớm nhất ở Ukraine”
  20. Tập đoàn Đức cung cấp hệ thống trinh sát tự động cho Ukraine
  21. Belarus lên tiếng về kế hoạch hòa bình Ukraine của Trung Quốc
  22. Nga nêu các điều khoản “không thể thương lượng” trong cuộc đàm phán với Ukraine
Video và Bài nổi bật