Nhận biết nguyên nhân và điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là một bệnh xương khớp thường gặp, đặc biệt hay gặp ở những người thường xuyên vận động, đi giày cao gót. bệnh có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn nên bệnh nhân thường được chẩn đoán và điều trị muộn.
Nhận biết nguyên nhân và điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
viêm bao hoạt dịch ngón chân cái làm ngón chân sưng đỏ, tê cứng, khó cử động.

1. Thế nào là viêm bao hoạt dịch ngón chân cái?

viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là tình trạng viêm và kích ứng các túi chứa chất lỏng quanh khớp. Điều này khiến ngón cái bị sưng đỏ, đau nhức gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Không chỉ xuất hiện ở khớp ngón chân cái, bệnh còn có thể xảy ra ở một số khớp có hoạt động thường xuyên: khớp vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, gót chân…

2. Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hoạt dịch ngón chân: không những do ổ khớp bị chấn thương chịu nhiều áp lực từ trọng lượng; do hoạt động chân lặp lại nhiều lần… mà còn liên quan đến một số yếu tố bẩm sinh, bệnh lý làm ảnh hưởng đến bao hoạt dịch khớp ngón chân như:

- Do mô liên kết bàn chân quá yếu: còn gọi là dây chằng ở bàn chân quá yếu có thể làm giảm chiều cao của vòm chân và dẫn đến sụp vòm. Khi đó, di chuyển sẽ dồn rất nhiều áp lực lên ngón cái khiến bao hoạt dịch quanh khớp bị tổn thương.

- Do bị hội chứng bàn chân bẹt: Đây là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khiến người bệnh có dáng đi không đều. Nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái gây viêm bao hoạt dịch, gai gót chân…

- Do vận động nhiều và liên tục: Những người buộc phải hoạt động nhiều và thường xuyên lặp lại có thể gây ức chế lên các bao hoạt dịch quanh khớp ngón chân khiến bao hoạt dịch tăng độ nhạ‌y cả‌m và dễ bị sưng viêm.

- Do chấn thương: tai nạn té, ngã, bong gân, va chạm mạnh vào ngón chân…

- Mang giày cao gót, giày chật có thể gây ra tổn thương lên bao hoạt dịch.

- Có vết thương hở hoặc mụn nước ở ngón chân cái khiến bao hoạt dịch dễ bị nhiễm trùng.

- Do bệnh lý toàn thân: Thấp khớp, tiểu đường, bệnh gout… gây tổn thương bao hoạt dịch ngón chân cái.

3. Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

bệnh chủ yếu có các triệu chứng qua những cơn đau:

bệnh nhân cảm thấy đau nhói và sưng tấy do sự tích tụ của lượng dịch dư thừa. Cảm giác đau có thể lan rộng ra cả bàn chân gây nhiều khó khăn trong đi lại.
Ngón chân cái sưng phồng và có thể bầm tím, nổi phát ban đỏ và mềm, nóng khi chạm vào.
Khi thực hiện co duỗi ngón chân cái, thấy có thanh lạo xạo.
Đối với trường hợp viêm bao hoạt dịch do nhiễm khuẩn, bệnh nhân dễ choáng váng, sốt, buồn nôn và ớn lạnh.

viêm bao hoạt dịch ngón chân cái có thể có các triệu chứng tương tự như viêm gân, viêm khớp, bong gân, trật khớp,… nên rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, để loại trừ các tình trạng và chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ phải kiểm tra:

Sờ và nắn ngón chân cái bị sưng đỏ để kiểm tra đánh giá mức độ nghiêm trọng;
Chỉ định xét nghiệm máu và dịch khớp để xác định nguyên nhân và tránh nhầm lẫn với các bệnh lý: thoái hóa khớp, thấp khớp;
Chụp X-quang giúp thể hiện rõ hình ảnh của mô và màng bao hoạt dịch;
Chụp MRI hoặc CT để phân biệt được tình trạng viêm bao hoạt dịch ngón chân cái hay là viêm khớp, u xương…

4. Điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau và chống viêm được dùng trong việc điều trị viêm bao hoạt dịch ngón chân cái khá phổ biến:

Thuốc giảm đau: Paracetamol, Lidocaine, Menthol, Methyl salicylate,… còn có tác dụng giảm thiểu các phản ứng viêm, hạn chế cứng khớp, tăng lưu thông máu…
Thuốc chống viêm không steroid: có tác dụng hiệu quả với các cơn đau, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.
Có thể bệnh nhân phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp viêm bao hoạt dịch ngón chân cái do nhiễm trùng.

Chọc hút bao hoạt dịch: Áp dụng khi bệnh nhân không điều trị kịp thời và có các biến chứng:

Ổ viêm hoạt dịch chuyển biến nặng và gây mất thẩm mỹ;
Chức năng vận động khớp ngón chân cái bị ảnh hưởng do chèn ép;
Có dấu hiệu nhiễm khuẩn gây đau và viêm phản ứng dữ dội.

Bác sĩ sẽ sử dụng một kim tiêm và ống tiêm vô trùng để hút chất dịch dư thừa từ bao. Việc ngăn không cho bao hoạt dịch bị rách là ưu tiên hàng đầu.

tiêm: tiêm corticoid phải được cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao tránh các tác dụng phụ. Cách điều trị này có thể làm giảm nhanh chóng tình trạng viêm và chỉ được dùng khi:

Người bệnh đã sử dụng thuốc đều đặn và chọc hút bao hoạt dịch nhưng không đỡ;
Sau khi hút dịch, tại vị trí chọc dò có hiện tượng chảy dịch, viêm tấy;
viêm bao hoạt dịch ngón chân cái tái phát nhiều lần.

Nên má‌t x‌a chân nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Trong quá trình điều trị, người bệnh không chủ quan để tránh là‌ּm tìn‌ּh trạng viêm bao hoạt dịch nặng thêm. Song song với thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần:

Dành thời gian nghỉ ngơi và tạm thời ngưng hoạt động để tránh các cơn đau tái phát.
Nâng cao chân và xoa bóp giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Chườm đá lạnh hỗ trợ giảm đau, sưng tấy.
Có thể sử dụng miếng silicon hoặc nẹp chuyên dụng giảm viêm và định hình ngón chân cái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật