Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu cả nước, hoàn thành vượt mục tiêu đề ra của việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh đã giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã, 26% số thôn, tổ dân phố.
Thanh Hóa giảm 76 đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp lại, hiệu quả thấy rõ
Cán bộ bộ phận “Một cửa” UBND xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Theo Sở Nội vụ Thanh Hóa, trước khi sáp nhập, năm 2019 tỉnh này có 635 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), hiện nay còn 559, giảm 76. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách ở 143 xã trước khi sắp xếp gồm 2.842 cán bộ, công chức; 2.137 cán bộ không chuyên trách.

Sau sáp nhập, tại 67 xã mới, số cán bộ, công chức còn 1.423 người; số người hoạt động không chuyên trách chỉ còn 614 người. Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu cả nước hoàn thành vượt mục tiêu đề ra của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh đã giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã, 26% số thôn, tổ dân phố.

Quy mô đơn vị hành chính cấp xã tăng (diện tích tự nhiên bình quân mỗi đơn vị đạt 20km2, dân số bình quân đạt 6.600 người). Tinh giản 3.100 cán bộ, công chức cấp xã và 25.000 người hoạt động không chuyên trách (bao gồm cả do nhập thôn, tổ dân phố), góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước hàng trăm tỉ đồng/năm.

Đại diện Sở Nội vụ Thanh Hóa khẳng định, thực hiện nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trong 3 năm qua, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện gắn với sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là dịp để kiện toàn, bố trí những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, chuyên môn tham gia bộ máy.

Cơ cấu, tinh giản đội ngũ công chức, góp phần tạo động lực trong thực thi nhiệm vụ. Cùng với việc thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, bố trí lực lượng công an chính quy là những yếu tố chính góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp. Chất lượng giải quyết công việc, giao dịch hành chính và phục vụ người dân ngày một tốt lên.

Thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được mở rộng sau khi sáp nhập xã Yên Lễ vào năm 2020 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Bên cạnh hiệu quả đạt được nêu trên, việc sáp nhập xã ở Thanh Hóa còn một số tồn tại, hạn chế như: việc sáp nhập xã ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất; thiết chế văn hóa; phải chuyển đổi giấy tờ của tổ chức, công dân. Sử dụng công sở của một số xã mới sau sáp nhập gặp khó khăn, một số xã có trụ sở mới được đầu tư xây dựng nay nhập lại thì bị thừa. Công sở không ở trung tâm nên khó khăn cho đi lại, giao dịch hành chính của công dân. Số lượng cán bộ, công chức dôi dư lớn nên khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp, đảm bảo số lượng theo quy định.

Bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) được xây dựng mới, sau khi sáp nhập bản Son vào năm 2020 - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật