Sandjiv Sandjiv viết như vậy trong phần kết cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 2001 mang tựa đề Pondichéry - Sài Gòn - đảo Réunion (NXB Net). Câu chuyện mà người thầy giáo dạy toán này kể chính là lịch sử của gia đình ông, hay nói chính xác hơn là của thân sinh ra ông, Honoré Sandjivy.
Năm 1673, Công ty Đông Ấn thuộc Pháp được nhượng một ngôi làng ven biển phía đông - nam Ấn Độ. Thị trấn này nhanh chóng trở thành một cảng quan trọng khi người châu Âu thiết lập các cơ sở thương mại ở châu Á, bởi vị trí chiến lược của nó trên con đường gia vị. Đến thế kỷ 19, người làm việc cho các cơ sở thương mại này được phép gia nhập quốc tịch Pháp, như trường hợp gia đình Sandjivy. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, tham vọng bành trướng của nước Pháp đang hướng về xứ Đông Dương. Sau khi nhập tịch, gia đình Sandjivy tới đó làm việc với tư cách công chức, và chính ở Sài Gòn, Honoré đã được sinh ra vào năm 1923.
xỞ Đông Dương thuộc Pháp, những người Ấn mang quốc tịch Pháp thuộc về một đẳng cấp trung gian giữa người Âu và người bản xứ. Họ là công dân Pháp, được hưởng các quyền chính trị và được đi học trường Pháp cũng như được tuyển dụng vào các vị trí công chức, trong lúc vẫn sống cách biệt với người Âu, và đôi lúc vẫn bị những người này khinh rẻ. Tốt nghiệp trung học tại Trường Chasseloup-Laubat Sài Gòn và sau khi lấy bằng cử nhân về luật, Honoré Sandjivy kết hôn và vào làm việc trong ngành giáo dục. Ông kiêm nhiệm chức tổng giám thị (ngày nay gọi là cố vấn hiệu trưởng) và quản lý Trường trung học Nha Trang. Sau năm 1954, ông chọn ở lại VN, đất nước ông biết ngôn ngữ và sống từ nhỏ. Trong những năm 1960, ông được thuyên chuyển lên Đà Lạt, làm quyền hiệu trưởng Trường trung học Pháp. Nhưng chiến sự đã lan tới: đêm 30 rạng ngày 31.1.1968, trong đợt tổng tấn công Mậu Thân, những người lính Bắc Việt xâm nhập vào trường. Chỉ nhờ vào sự bình tĩnh mà ông giữ an toàn tính mạng và bảo vệ được những người đang lánh nạn ở đó.
Không thể sống trong bối cảnh như vậy, nhất là với những đứa con còn nhỏ tuổi, gia đình ông thoạt tiên qua Campuchia, rồi người Việt ở đảo Réunion: Những dấu vết vô hình nhưng bền vững" style="box-sizing: border-box; ">Honoré Sandjivy được hồi hương về Pháp vì lý do sức khỏe. Ông làm việc ở nước Pháp lục địa, nơi ông chưa bao giờ đặt chân đến, rồi năm 1972 được thuyên chuyển sang Réunion. Honoré Sandjivy được bổ nhiệm làm tổng giám thị trường trung học xã Tampon, ở phía nam hòn đảo, và gia đình ông cũng đi theo. Bây giờ Sandjiv Sandjiv kể lại: “Tôi không nghĩ là cha mẹ tôi cảm thấy là người Việt, bởi dù sao cũng có khoảng cách giữa người Ấn và người Việt thời đó. Tuy nhiên, ông bà có chịu ảnh hưởng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực. Ở đảo Réunion, chúng tôi rất hay tới các quán ăn VN, nơi cha tôi thích thú được nói tiếng Việt. Ông ấy có cảm giác như được trở về đó”.
Honoré Sandjivy ở Nha Trang, năm 1965
Ngoài sự có mặt của những người phu đồn điền VN hiếm hoi ở thế kỷ 19 và cuộc lưu đày của hai hoàng đế Thành Thái và Duy Tân nửa đầu thế kỷ 20, chưa từng có làn sóng người Việt đến đảo Réunion, cũng không có việc xây dựng một cộng đồng gắn kết giống như trường hợp người Trung Quốc chẳng hạn. Những người phu đồn điền còn ở lại đã “créole hóa” và bám rễ ở đây, như trường hợp Joseph Say, từ phu đồn điền trở thành xã trưởng. Jean-Luc Nguyễn Phước, hậu duệ của vua Thành Thái, kể rằng hồi mới đi dạy, trong lớp của ông có một cậu bé mang họ “Tian Van Kai”, mà cậu tin rằng kế thừa từ một người cụ gốc Hoa. Jean-Luc Nguyễn Phước giảng giải cho cậu bé biết rằng tiền bối của cậu không phải người Hoa mà người Việt, rằng họ tên của người này là Trần Văn Khai/Khải/Khái, “họ-tên” đầy đủ này biến thành “họ” có lẽ do sai sót khi làm hộ tịch. Quả thực, người Việt ở đảo Réunion thường bị coi là người Trung Quốc. Một giai thoại khác mà Jean-Luc Nguyễn Phước kể cũng minh họa cho chuyện này. Khi kết hôn với người vợ đầu, cha vợ của Jean-Luc Nguyễn Phước đã nói với con gái: “Con lấy chồng Trung Quốc, thế mà thằng đó chẳng có cửa tiệm nào cả!”.
Trong khi nhiều người Réunion tham gia chiến tranh Đông Dương, như các công trình của nhà sử học Pierre-Eric Fageol cho biết, thì lại không có, hoặc rất hiếm hoi, những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ VN và nam giới Réunion, giống như trường hợp Maroc hoặc một số nước Tây Phi. Phần lớn người Việt định cư ở Réunion sau năm 1945 đến đây do lựa chọn cá nhân, mặc dù cũng có liên quan đến những hệ lụy của thời thực dân Pháp và các cuộc xung đột đẫm máu suốt 30 năm ở Đông Dương. Đến với nước Pháp từ VN, họ tìm thấy ở Réunion một mảnh đất cưu mang thuận lợi, gợi nhớ đến nguyên quán. Về khía cạnh này, hành trình của gia đình Sandjivy mang tính biểu tượng rất cao. (còn tiếp)