Ngâm mình dưới sông Hàn, khuấy cát bắt đặc sản “tiến vua”

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Canh thủy triều xuống, người dân ven sông Hàn ở TP Đà Nẵng lại khuấy cát, dùng vợt bắt phi. Ngâm mình dưới nước nhiều giờ liên tục, thợ bắt phi có thể kiếm vài trăm nghìn trang trải cuộc sống.
Ngâm mình dưới sông Hàn, khuấy cát bắt đặc sản “tiến vua”
ảnh minh họa

Khoảng 16h chiều hàng ngày, khi nước sông Hàn bắt đầu xuống thấp, nhóm người của bà Võ Thị Sáng (65 tuổi) lại mang dụng cụ tiến về chân cầu Thuận Phước (quận Hải Châu), ngâm mình bắt con phi.

Phi là loài động vật vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Chúng có hình dáng giống con trai biển nhưng vỏ mỏng, kích thước lớn nhất có thể dài cả gang tay. Chúng vùi mình, sâu hơn 30cm trong bùn cát.

Vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao, lại khó bắt nên phi được coi là sản vật tiến vua một thời. Cho đến ngày nay, con phi vẫn được xem là một đặc sản quý hiếm của Đà Nẵng.

Khi tiến tới bờ kè sát chân cầu, bà Sáng mang đôi tất rồi lội ra vùng nước sâu khoảng một mét, cách bờ 20m, nơi có bãi cát phía dưới. Nơi đây được bà đánh giá là có nhiều phi sinh sống.

Ngâm mình dưới nước ngang hông, khuấy cát bắt đặc sản "tiến vua"

Theo bà Sáng, khoảng tháng 4-7 âm lịch là mùa có nhiều phi nhất. Bắt phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn), trời yên thì loài nhuyễn thể này mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Những ngày mưa gió thì không thể xác định được phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông.

Dụng cụ để bắt phi khá đơn giản, chỉ là chiếc thau nhựa, một cái rổ xảo và một chiếc sào tre dài khoảng 2m, một đầu được gắn chiếc vợt lưới cố định.

Để bắt được phi, người thợ phải tìm chỗ ụ cát có những lỗ nhỏ để cắm một cây sào xuống, dùng chân tạo lực mạnh đẩy nước làm xói bùn cát dưới đáy sông, phi nằm trong cát bị cuốn theo dòng nước trôi vào vợt.

Sau đó, phi được chuyền từ vợt sang chiếc rổ để một người khác vừa lắc vừa sàng đãi, loại bỏ đất cát, rác thải, vỏ phi chết. Thợ chỉ bắt phi lớn, còn phi nhỏ được thả lại xuống sông.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật