Sức bán áp đảo, thị trường hàng hoá đóng cửa tuần đỏ lửa

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kết thúc tuần giao dịch 27/06-03/07, sắc đỏ thêm một lần áp đảo bảng giá của 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), khiến chỉ số hàng hóa MXV-Index có tuần giảm thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 3,7% xuống còn 2.672 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ đầu tháng 3 tới nay, cho thấy giá các loại hàng hóa nguyên liệu có thể đang bước vào chu kỳ giảm giá mạnh.
Sức bán áp đảo, thị trường hàng hoá đóng cửa tuần đỏ lửa
Ảnh MXV-Index và GTGD

Đáng chú ý, cả 3 nhóm hàng hoá quan trọng là Nông sản, Năng lượng và Kim loại đều có mức giảm giá trong tuần rất sâu, quanh ngưỡng 4%. Trước những biến động mạnh của thị trường, giá trị giao dịch tại MXV cũng ghi nhận mức giảm nhẹ trong tuần qua, xuống còn 4.500 tỷ đồng mỗi phiên, do tâm lý thận trọng hơn của giới đầu tư trong nước trước sự thay đổi của xu hướng giá hàng hóa thế giới.

Nhóm nông sản tiếp tục lao dốc

Giá ngô đã ghi nhận tuần thứ 2 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ với tổng mức sụt giảm hơn 10%. Những số liệu từ các báo cáo quan trọng do Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA phát hành trong tuần trước là yếu tố đã thúc đẩy lực bán đối với giá.

Số liệu từ báo cáo Diện tích Gieo trồng 2022 (Final Acreage) cho thấy diện tích trồng ngô niên vụ 22/23 tại Mỹ đạt 89,92 triệu mẫu, cao hơn so với mức 89,49 triệu mẫu trong báo cáo Triển vọng Gieo trồng (Prospective Plantings) và mức dự đoán của thị trường. Đây là số liệu quan trọng nhất trong giai đoạn này khi thị trường đang tập trung vào mùa vụ của Mỹ và mở ra triển vọng sản lượng ngô của nước này được cải thiện. Bên cạnh vụ mùa của Mỹ, những tín hiệu tích cực về nguồn cung của Brazil cũng gây sức ép lên giá. Tiến độ thu hoạch tại bang Parana dự báo sẽ được đẩy mạnh nhờ thời tiết thuận lợi trong tháng 7 cũng góp phần củng cố cho triển vọng nguồn cung tích cực hơn ở nước này.

Tương tự ngô, lúa mì cũng đã suy yếu gần 9,5% trong tuần trước. Với 4 trên 5 phiên đóng cửa trong sắc đỏ, phe bán đã hoàn toàn áp đảo trong tuần vừa rồi. Những số liệu trong báo cáo tồn kho quý là yếu tố đã gây sức ép đến giá lúa mì.

Theo báo cáo Grain Stocks, tồn kho lúa mì Mỹ tính đến hết 01/06/2022 đạt 660 triệu giạ, cao hơn 5 triệu giạ so với dự đoán của thị trường. Điều này nhiều khả năng là do khối lượng xuất khẩu lúa mì niên vụ 21/22 của nước này bị cắt giảm. Tồn kho cao hơn sẽ làm giảm bớt áp lực về nguồn cung thiếu hụt trên thế giới và tạo áp lực lên giá. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, nước này đã chính thức chấp thuận công thức tính thuế mới, sau khi Interfax công bố tài liệu dự thảo về vấn đề này vào hôm trước đó. Động thái trên có thể giúp thúc đẩy việc xuất khẩu lúa mì trong niên vụ 22/23 của Nga và góp phần khiến giá mặt hàng này suy yếu trong thời gian tới.

Bảng giá Nông sản

Giá đậu tương tiếp nối đà suy yếu trong 2 tuần trước đó, song mức giảm đã dần được thu hẹp. Giá mặt hàng này đã có lúc phục hồi vào đầu tuần và kiểm định lại mức kháng cự ở vùng giá 1460 cents do kỳ vọng của thị trường trước báo cáo Diện tích gieo trồng Acreage. Tuy nhiên, giá lại không thể duy trì được đà tăng và chịu áp lực bán mạnh do những lo ngại về nguồn cung toàn cầu dần được xoa dịu.

Không những thế, các số liệu về nhu cầu đậu tương Mỹ cũng là dấu hiệu cho thấy tồn kho sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới. Theo đó, trong tuần kết thúc vào ngày 23/06, bán hàng đậu tương niên vụ 21/22 của Mỹ giảm mạnh và thậm chí còn là một con số âm, do đơn hàng 100.000 tấn đậu bị huỷ.

Tương tự với đậu tương, khô đậu tương và dầu đậu tương cũng có 1 tuần giao dịch đóng cửa trong sắc đỏ. Sự lao dốc của giá dầu và giá dầu cọ đã phần nào tác động gián tiếp lên đà giảm của giá dầu đậu. Không chỉ vậy, hoạt động xuất khẩu dầu cọ tại Malaysia trong tháng 6 gặp nhiều khó khăn do Ấn Độ và châu Âu giảm nhu cầu về dầu thực vật. Nhu cầu sử dụng dầu thực vật đang dần suy yếu đã gây áp lực lên giá dầu đậu trong tuần qua.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá ngô nhập khẩu tại cảng Cái Lân cũng ngay lập tức phản ứng theo giá thế giới, giảm ít nhất 500 đồng/kg so với tuần trước. Ngô giao vào cuối năm hiện chỉ giao dịch ở quanh vùng giá 8300 đồng/kg.

Bảng giá Nông sản nhập khẩu

Giá dầu giằng co mạnh mẽ trước khi đóng cửa tuần phục hồi

Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu WTI tăng 0,75% lên 108,43 USD/thùng trong khi giá dầu Brent tăng 2,32% lên 111,63 USD/thùng.

Nỗi lo về nguồn cung một lần nữa lại giúp cho sức mua quay trở lại thị trường dầu, bất chấp các dấu hiệu suy yếu trong sản xuất của Mỹ. Chỉ số PMI - một thước đo sức khoẻ của ngành sản xuất công nghiệp - của Mỹ đã giảm từ 54,9 điểm còn 53 điểm trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số PMI của Mỹ vẫn trên 50 điểm, cho thấy các hoạt động sản xuất đang được mở rộng, nhưng số liệu giảm vẫn cho thấy rủi ro suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bảng giá Năng lượng

Trước bối cảnh trên, thông tin các nước thuộc khối G7 đề nghị thiết lập mức trần giá cho dầu nhập khẩu từ Nga đã gây ra lo ngại về việc Nga sẽ tiến hành “trả đũa”, gây sức ép lên giá dầu. Bên cạnh đó, một loạt các sự cố tại Ecuador, Libya và mới đây nhất là hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Na Uy cũng là nguyên nhân hỗ trợ cho đà tăng của giá. Hiện tại, nguồn cung dầu tương đương gần 2 triệu thùng/ngày đang bị gián đoạn, và là một yếu tố đẩy giá dầu tăng lên trong tuần qua.

Cuộc họp của OPEC+ trong tuần vừa rồi kết thúc mà không có thay đổi so với kế hoạch, cho thấy triển vọng bổ sung sản lượng dầu trong thời gian tới khá mong manh. Hơn thế nữa, giàn khoan của Mỹ chỉ tăng 1 trong tuần vừa rồi, cho thấy khả năng sớm tăng sản lượng của Mỹ là rất thấp, bất chấp sự thúc giục của chính phủ. Nguyên nhân là do nhiều công ty tập trung nhiều hơn vào việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư và trả nợ hơn là thúc đẩy sản lượng.

Thống kê dàn khoan dầu khí Mỹ của Baker Hughes

Tuy vậy, trong tuần, giá giằng co mạnh và đà tăng bị kìm hãm do các lo ngại về suy thoái kinh tế. Việc một loạt các lãnh đạo Ngân hàng trung ương thế giới như Fed, BoE, ECB bày tỏ quan điểm sẽ cần tăng thêm lãi suất để kiểm soát lạm phát gây ra áp lực chung đến các tài sản tài chính. Thêm vào đó, tại các báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, nhu cầu đi lại giảm mặc dù đang là tháng trọng điểm giao thông, du lịch cũng khiến cho tâm lý các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Theo ông Đoàn Bảo Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam, tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7 và cũng là củ‌ּa qu‌ּý III này sẽ rất quan trọng đối với thị trường hàng hóa. Khi mà trong lịch sử, có rất nhiều năm, giá hàng hóa đã bắt đầu một xu hướng mới ở giai đoạn này, do đó, nhà đầu tư trong nước cần đặc biệt theo dõi sát các thông tin và báo cáo quan trọng trong tuần này. Vào 19h tối thứ năm báo cáo Cung – cầu nông sản Brazil được công bố, dự báo sẽ có tác động mạnh lên giá nông sản liên thông với Sở Chicago. Trong khi đó, bảng lương Phi nông nghiệp vào tối thứ sáu sẽ là thông tin được thị trường tài chính và hàng hóa toàn thế giới chờ đợi, có thể tác động mạnh lên giá năng lượng và kim loại.

Lịch báo cáo tuần

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật