Cung Công thua to, tự nghĩ chẳng còn mặt mũi nào sống trong trời đất nữa bèn đập đầu vào núi Bất Chu, vốn là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, để tּự tּử. Vì sức đập không đủ mạnh nên Cung Công không chết, chỉ có cây cột chống Trời là gẫy gập xuống, một góc trời bị sạt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người.
Vòm trời rách toang, đất đai ầm ầm rung chuyển, núi rừng bốc cháy, nước ngập mênh mông, loài người hốt hoảng kéo nhau chạy trốn. Nhưng trời sập còn biết trốn vào đâu!
Bà Nữ Oa đau lòng thấy con cháu ngoi ngóp trong cảnh đất trời nghiêng ngửa tối tăm. Bà nghĩ chỉ còn một cách vá lại vòm trời cho nguyên lành như cũ mới mong cứu được loài người. Nhưng công việc vá trời đâu phải chuyện dễ, xưa nay đã có ai nghĩ đến, đừng nói dám làm! Chỉ vì thương con mà ngày đêm bà không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục khuôn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn con.
Nữ Oa vá trời là truyện thần thoại Trung Quốc, kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người.
Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời. Bà lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa.
Bà còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra. Bà giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú vẫn thường quấy phá khắp nơi. Bà lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai.
Từ đấy, cảnh tượng bình yên đã trở về trên mặt đất. Con người sống dưới vòm trời trong xanh, điểm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. Họ tưởng nhớ công ơn bà Nữ Oa luyện đá vá trời cho đàn con được hưởng yên vui, no ấm, nên lập miếu để thờ bà.