Anh “khai tử“ vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nơi sinh ra cũng là nơi mất đi Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ có thể sẽ vĩnh viễn biến mất ở nước Anh sau 60 năm người Anh nghĩ ra và sử dụng chúng. Ở xứ sở sương mù, chúng được gọi là zebra (ngựa vằn). Cuộc tranh cãi về an toàn của vạch ngựa vằn đã diễn ra gay gắt từ lâu và có lẽ sắp đến lúc ngã ngũ.
Anh “khai tử“ vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
Vạch ngựa vằn trở nên rất gần gũi với người Anh, đặc biệt là sau khi ban nhạc The Beatles ra album Abbey Road nhưng có khả năng biến mất vĩnh viễn trong thời gian tới

Sau khi xuất hiện tại nước Anh, vạch ngựa vằn đã lan ra khắp thế giới rồi trở thành ký hiệu vô cùng quen thuộc với tất cả người tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, hơn 1.000 vạch ngựa vằn đã bị xóa bỏ và hàng ngàn cái khác được thay thế bởi những công nghệ hiện đại hơn.

Vạch ngựa chỉ phù hợp với thành phố nhỏ

Trong thời kì đầu xuất hiện, năm 1949, 1.000 vạch ngựa vằn đã được kẻ ở một số vùng trên nước Anh. Chúng không có màu đen trắng như hiện nay mà sử dụng màu xanh tím than và vàng, tiếp đến là màu đỏ - trắng. Mục đích của nó là báo hiệu sự ưu tiên cho người đi bộ và yêu cầu các phương tiện giao thông phải giảm tốc độ khi đến gần. Năm 1951, Pháp Luật Anh chính thức thừa nhận sự tồn tại và ý nghĩa của vạch ngựa vằn.

Các chuyên gia về an toàn giao thông đã tranh cãi rất nhiều về vạch ngựa vằn, khả năng đảm bảo an toàn thực tế của ký hiệu giao thông này từ lúc xuất hiện đến nay. Andrew Howard, Chủ tịch Hội AA - một tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực an toàn giao thông nói: “Trên thực tế, người lái xe không để ý nhiều tới vạch ngựa vằn bởi họ có thói quen chỉ dừng và giảm tốc độ khi có đè‌n đ‌ỏ. Người đi bộ cũng cảm thấy thiếu an toàn khi đi trên vạch ngựa vằn bởi vì chẳng có đèn tín hiệu”.

Howard cũng bày tỏ mong muốn việc xóa bỏ những vạch ngựa vằn và cho rằng, nó chỉ phù hợp với những thành phố nhỏ có tốc độ lưu thông phương tiện thấp.

Kết hợp với những tín hiệu khác mới an toàn

Ở Anh, sự xuất hiện của vạch ngựa vằn còn sau tín hiệu Belisha - những đèn tín hiệu hình tròn có màu hổ phách gắn ở 2 bên đường báo hiệu đường dành cho người đi bộ. Tín hiệu Belisha được đặt theo tên của Leslie Hore-Belisha, Bộ trưởng Bộ Giao thông Anh từ 1934 đến 1937, người đã nghĩ ra ý tưởng về tín hiệu báo đường dành riêng cho người đi bộ.

Ông giới thiệu ý tưởng này lần đầu tiên vào năm 1934 ngay sau khi được bổ nhiệm chức Bộ trưởng. Đường của người đi bộ khi đó được đánh dấu bằng đèn Belisha cũng với hàng loạt đinh tán đóng song song.

Người đi bộ ở Anh có quyền đặc biệt khi đi trên vạch ngựa vằn

Đến năm 1949, các vạch ngựa vằn mới xuất hiện bên cạnh đèn tín hiệu Belisha thay thế cho đinh tán. Chiều rộng của mỗi vạch từ 40 - 60cm. Với nhiều nước trên thế giới, vạch ngựa vằn thường được hiểu là nơi sang đường dành cho người đi bộ thì ở nước Anh, vạch ngựa vằn là đường của người đi bộ được ưu tiên đặc biệt. Họ có quyền đi lại, đứng yên trên đó mà không ai được phép ngăn cản. Các phương tiện giao thông khác phải đặc biệt tôn trọng quyền của người đi bộ trên vạch ngựa vằn.

Với 60 năm lịch sử, vạch ngựa vằn trở nên rất gần gũi với người Anh, đặc biệt là sau khi ban nhạc The Beatles ra album Abbey Road với những vạch ngựa vằn nổi tiếng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, gần đây nhiều chuyên gia cho rằng vạch ngựa vằn là nguyên nhân gây ra những hành vi thiếu an toàn từ cả phía người đi bộ lẫn người lái xe. Theo một nghiên cứu của Ban quản lý giao thông New Zealand năm 2007, tại một vạch ngựa vằn nằm riêng lẻ không kèm theo bất cứ biển báo, tín hiệu yêu cầu giảm tốc độ, số vụ tai nạn xảy ra với người đi bộ thường cao hơn 28%.

Tuy nhiên, chỉ cần kết hợp thêm với gờ giảm tốc, số vụ tai nạn sẽ giảm 80%. Mặc dù vậy, tương lai vạch ngựa vằn biến mất khỏi giao thông nước Anh sẽ không còn xa nữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật