Điểm qua 6 sự kiện nổi bật của ngành ô tô năm 2020

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian qua với nhiều biến động của đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ô tô Việt năm 2020. Tuy nhiên, vẫn có những điểm nổi bật với đà tăng trưởng ổn định.
Điểm qua 6 sự kiện nổi bật của ngành ô tô năm 2020
Ảnh minh họa

Năm 2020 khép lại với một thập kỷ đầy khó khăn đối với ngành công nghiệp ô tô. Bên cạnh những điểm tiêu cực thì vẫn có những điểm sáng tích cực trong năm qua.

1. Xuất khẩu ngược ô tô sang Thái Lan

Thaco là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hoạt động kinh doanh về sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô. Đồng thời, THACO cũng là đại diện duy nhất đại Việt Nam xuất khẩu dòng xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan, trung tâm sản xuất xe ô tô lớn nhất Đông Nam Á. Bên cạnh đó, THACO cũng đẩy mạnh xuất khẩu xe Kia Cerato sang thị trường Myanmar. Tính hết tháng 11/2020, THACO đã xuất khẩu 1.026 xe ô tô các loại.

Xe du lịch Kia Grand Carnival xuất khẩu sang Thái Lan đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng của Tập đoàn Kia toàn cầu và tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (hiệp định ATIGA) với giá bán thấp hơn so với xe nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Thời gian tới, THACO sẽ gia tăng sản lượng xuất khẩu  và phát triển ô tô, sơ-mi rơ-mooc, linh phụ kiện sang Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar... 

2. Không đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường cung ứng phụ tùng Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc ngày càng trở nên khan hiếm tác động đến các trung tâm lắp ráp ô tô lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, trước tình hình đó nhiều nhà máy lắp ráp ô tô phải tạm dừng hoạt động vì nguồn cung thiếu hụt. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng linh kiện cho ngành ô tô tại Việt Nam vẫn được duy trì ổn định.

Trong khi các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam là Ford, Toyota, Honda và TC Motor thông báo phải tạm ngừng sản xuất trong tuần vì đại dịch Covid-19 theo chỉ thị 16 của Chính Phủ về thực hiện dãn cách xã hội vào tháng 4/2020 vừa qua thì nguồn cung ứng phụ tùng nhập khẩu về Việt Nam vẫn được giữ liền mạch.

Theo dữ liệu từ hải quan, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam trong năm 2020 đều đặn duy trì con số bình quân 300 triệu USD/tháng. Tổng kết năm 2020 dự báo lượng linh kiện, phụ tùng nhập khẩu đạt 3,6 tỷ USD, giảm 12% so với năm trước.

3. Giữ đà xuất khẩu linh kiện, phụ tùng

Trong 11 tháng đầu năm 2020, thông tin từ dữ liệu Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 4,77 tỷ USD. Dự báo cả năm xuất khẩu nhóm hàng này đạt 5,1 tỷ USD.

Không chỉ vậy, nhà máy linh kiện composite của THACO còn sản xuất lô khung ghế ô tô bằng composite sang thị trường Nhật. Đây là lô đầu tiên trong số 1.300 bộ khung ghế sẽ được xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2020.

Trong năm 2019, lần đầu tiên nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt nam xếp thứ 8 trong top 10 ngành có thặng dư kim ngạch lớn nhất. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm ngành này đạt kỷ lục 5,65 tỷ USD, cao hơn nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD.

4. Sản lượng tiêu thụ ô tô giảm thấp nhất ASEAN

Theo dự báo từ Liên đoàn Sản xuất ô tô ASEAN (AAF), sản lượng tiêu thụ ô tô chung của khu vực ASEAN trong năm 2020 sẽ giảm khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2019, với tổng sản lượng tiêu thụ chỉ xấp xỉ 2 triệu xe.

Theo công bố từ Liên đoàn sản xuất ô tô ASEAN (AAF), Việt Nam được dự báo là một trong tám quốc gia trong ASEAN (không kể Brunei, Lào) có mức giảm tiêu thụ ô tô thấp nhất, khoảng 22% doanh số so với năm 2019 do đã vượt qua đại dịch tốt hơn các nước khác.

Trong đó, Indonesia là quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất từ Covid-19 với mức giảm tiêu thụ trên 50%; Philippines với 44,6%, tiếp theo là Singapore 44,4%.

Campuchia và Myanmar có dung lượng thị trường nhỏ, nhưng cũng được dự báo sẽ giảm tiêu thụ ô tô gần 35% so với cùng kỳ 2019.

Thái Lan cũng được dự báo sẽ giảm sức mua ô tô xấp xỉ 30%, trong khi Malaysia giảm khoảng 25% doanh số do chính phủ nước này miễn thuế ô tô mới để kích cầu.

5. Các doanh nghiệp ô tô trong nước tiếp tục đầu tư phát triển

Tháng 9/2020, Tập đoàn Thành Công (TC Motor) và Hyundai Motor xây dựng Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 tại Ninh Bình, trên tổng diện tích 50ha với tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.

Sau khi xây dựng xong nhà máy Hyundai Thành Công số 2 theo thiết kế  đạt 100.000 xe/năm và nâng tổng công suất sản xuất và lắp ráp xe Hyundai tại Việt Nam lên 170.000 xe/năm.

Không chỉ vậy, ngày 22/09, Tập đoàn Thành Công cũng động thổ dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại Quảng Ninh. Được xây dựng với tổng diện tích 340ha, nằm ngay bên bờ vịnh Cửa Lục, thuận tiện cho cả giao thương nội địa và quốc tế.

Nối tiếp sự phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, thương hiệu ô tô Việt VinFast cũng tiếp tục mở rộng đầu tư với việc mua trung tâm thử nghiệm xe hơi hiện đại nhất thế giới tại Úc. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển ô tô toàn cầu của VinFast.

6. Nhiều chính sách đột phá hỗ trợ công nghiệp ô tô

Trong năm 2020, Chính phủ đã ban hành 3 nghị định hỗ trợ công nghiệp ô tô, trong đó Nghị định số 57 miễn thuế nhập khẩu cho 27 nhóm linh kiện, phụ tùng trong nước chưa sản xuất được; Nghị định 70 giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe sản xuất nội địa; Nghị định 109 lùi thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho các nhà sản xuất lắp ráp xe trong nước.

Vào ngày 11/11/2020, văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 377 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần điều chỉnh chính sách thuế TTĐB theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô; Hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.

Và 4 chính sách dưới dạng công cụ điều tiết thuế đã phát huy hiệu quả tối đa khi sản lượng tiêu thụ của VinFast, THACO, TC Motor đều tăng trưởng mạnh trong năm 2020.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật