Tại sao Ấn Độ không ngán lệnh trừng phạt của Mỹ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ấn Độ tiếp tục mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga mà không quan tâm đến việc bị Mỹ trừng phạt.
Tại sao Ấn Độ không ngán lệnh trừng phạt của Mỹ?
Hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Ấn Độ tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng lực lượng phòng không bất khả xâm phạm bằng cách mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga, tờ báo EurAsian Times cho biết.

Chuyến gia Prakash Nanda của tờ báo cho biết rằng, Ấn Độ không quan tâm đến các lệnh trừng phạt của Mỹ, tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ với sự xuất hiện của hệ thống phòng không S-400 Triumph.

Dự kiến đại diện của không quân Ấn Độ sẽ đến Nga vào cuối tháng này liên quan đến việc bàn giao hệ thống phòng không đầu tiên vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.

Trước đó, Ấn Độ đã đặt hàng 5 hệ thống phòng không S-400 trị giá 5,3 tỷ USD vào năm 2018 và đã thanh toán cho Nga đợt đầu tiên trị giá 800 triệu USD vào năm 2019. Việc bàn giao, thanh toán sẽ chia làm nhiều đợt và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023.

Chuyên gia Prakash Nanda thừa nhận rằng, đối với Ấn Độ các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến điều kiện kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, Mỹ phải biết rằng, mối quan hệ quân sự bền chặt của Ấn Độ với Nga đã có từ 50 năm trước. Ấn Độ phụ thuộc vào Nga về vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tàu sân bay, xe tăng và tên lửa. Do đó, mong muốn Ấn Độ từ bỏ quan hệ quốc phòng với Nga là không thể.

Trên thực tế, Mỹ nên vui mừng khi trong những năm gần đây, sự phụ thuộc của Ấn Độ vào vũ khí Nga đã giảm xuống, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 60% so với mức 80%. So với Thổ Nhĩ Kỳ thì Ấn Độ còn tốt hơn nhiều.

Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách là thành viên NATO, chủ yếu sử dụng vũ khí của phương Tây. Tuy nhiên, nước này lại mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Chính vì lý do này mà Mỹ đã quyết định không cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thực tế, việc Ấn Độ mua vũ khí của Mỹ đã tăng từ 6,2 triệu USD năm 2019 lên mức đáng kinh ngạc 3,4 tỷ USD vào năm 2020. Đáng chú ý là doanh số bán vũ khí của Mỹ giảm xuống còn 50,8 tỷ USD vào năm 2020 so với mức 55,7 tỷ USD vào năm 2019.

Trong thập kỷ qua, các hợp đồng giữa New Delhi và Washington đã ký trị giá khoảng 20 tỷ USD. Chúng bao gồm cả việc Ấn Độ mua 24 trực thăng MH-60 Romeo với tổng trị giá 2,2 tỷ USD và hợp đồng mua 6 trực thăng AH-64E Apache trị giá 800 triệu USD.

Rõ ràng, Ấn Độ đang dần trở thành một đối tác của Mỹ, vì vậy muốn trừng phạt Ấn Độ, Mỹ phải xem xét lại vấn đề này. Vì nếu trừng phạt Ấn Độ, nước này có thế cắt đứt mọi thỏa thuận với Mỹ và Ấn Độ lại tiếp tục mua vũ khí Nga. Điều này hoàn toàn không có lợi đối với Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật