Khởi sắc bức tranh giảm nghèo ở Quản Bạ

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Qua điều tra, rà soát theo tiêu chí chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn huyện Quản Bạ có trên 6.780 hộ nghèo, chiếm 61%. Từ sự thay đổi nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và chính người dân nơi đây trong việc đổi mới phương thức sản xuất...,
Khởi sắc bức tranh giảm nghèo ở Quản Bạ
Hộ anh Hùng Văn Sinh, dân tộc Mông, ở thôn Lùng Cáng, xã Thanh Vân nuôi bò vỗ béo và sinh sản mỗi năm thu lãi 70 triệu đồng

Xem Video: Huyện miền núi Bá Thước nỗ lực giảm nghèo 

Những năm qua nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu, giúp đỡ những gia đình khác, góp phần đưa chính sách giảm nghèo phát huy hiệu quả.

Nếu như 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 43,41% thì hiện nay theo kết quả điều tra, rà soát mới nhất tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện còn 33,52%. Tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016 – 2020 của huyện Quản Bạ đạt 6%.

Hộ anh Cháng Thìn Lù, dân tộc Nùng, thôn Thanh Long, xã Thanh Vân, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, đào ao thả cá gắn với nuôi ong lấy mật, nuôi bồ câu, mỗi năm thu lãi gần 500 triệu đồng. Cả thôn hiện nay đã có hơn chục hộ làm theo mô hình của anh Lù.

Anh Cháng Thìn Lù, đã xây được nhà cao tầng gần 1 tỷ đồng. Anh đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen đã có thành tích trong lao động, sản xuất, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo bệ Tổ quốc năm 2016.

Vợ chồng khuyết tật Vương Xuân Trường, dân tộc Nùng, ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến. Anh Trường bị xương thủy tinh, vợ bị rối loạn đông máu, nhưng cùng nhau vượt lên khó khăn, nuôi thỏ mỗi năm lãi 60 triệu đồng.

Hợp tác xã rau quả Thanh niên Quyết Tiến mà anh Vương Quốc Hiếu, dân tộc Nùng ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến, làm Chủ nhiệm có 3 ha trồng Ngũ gia bì đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã viên Hợp tác xã dệt lanh Cán Tỷ, với 29 chị em phụ nữ dân tộc Mông, lúc nông nhàn sản xuất vải lanh theo phương pháp thủ công truyền thống, mỗi tháng cho thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hạng Thị Pà, dân tộc Mông, xã viên Hợp tác xã sản xuất vải lanh truyền thống thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, mỗi tháng thu nhập 3 triệu đồng từ việc dệt lanh lúc nông nhàn. HTX của chị có tất cả 130 xã viên người dân tộc Mông. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật