Quán trọ hoa diên vỹ - Khi se‌ּx trở thành nỗi đớn đau

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Quán trọ hoa diên vỹ” được viết đơn giản, chân thực nhưng lại quyến rũ đến không ngờ. Sự quyến rũ có lẽ đến từ những khác biệt, lạ lẫm và đau đớn trong tình yêu, từ cách kể chuyện, lối dùng từ, ngôn ngữ vừa sắc sảo, vừa mềm mại, ngọt ngào của Yoko Ogawa.
Quán trọ hoa diên vỹ - Khi se‌ּx trở thành nỗi đớn đau
Ảnh minh họa
Quán trọ hoa diên vỹ

Tác giả: Yoko Ogawa

dịch giả: Lan Hương

NXB Văn Học
Giá bìa: 42.000
Tôi nhớ mình đã mua cuốn sách “Quán trọ hoa diên vỹ” đơn giản chỉ vì cái tên của nó. Một cái tên đẹp, gợi nhiều lãng mạn và bay bổng. Thế nhưng sự thực không phải vậy. Thế giới mà Yoko Ogawa tạo nên hoàn toàn gai góc, bạo liệt và ám ảnh đến gai người…
“Quán trọ hoa diên vỹ” chính là nơi mà cô bé Mari, 17 tuổi, sinh ra và lớn lên. Cô bỏ học giữa chừng để giúp mẹ điều hành quán trọ. Ngày nào cũng những công việc ấy: đứng ở bàn lễ tân, đón khách, dọn phòng cho khách, nghe khách phàn nàn… Cuộc sống của Mari cứ thế bình lặng trôi đi, trong chán nản và tẻ nhạt. Thế rồi nó đột ngột thay đổi…
Đó là khi lần đầu tiên Mari nghe thấy tiếng nói của một người đàn ông, người đàn ông cả câu chuyện không hề thấy nhắc đến tên thật mà chỉ được gọi bằng nghề nghiệp của ông ta – dịch giả. Một câu chửi tục được ông ta ném vào cô gái điếm trong một đêm ồn ào ở quán trọ chẳng hiểu sao lại thu hút Mari một cách lạ kỳ. Cô say mê cái âm điệu trong lời nói ấy. Sự say mê khiến cô cảm thấy mình như bị đông cứng.

Những diễn biến tiếp theo của câu chuyện cuốn người đọc vào mối quan hệ lạ kỳ của Mari và dịch giả - một người đàn ông đáng tuổi bố cô. Những cuộc tình vụng trộm, những lần hẹn hò của hai con người một già – một trẻ khiến người đọc không nén nổi tò mò.

Sự thực thì Mari có yêu dịch giả không? Có lẽ không. Bởi cô vẫn quan hệ thân mật với người cháu của dịch giả trong khi ở bên ông, và không hề đổ một giọt nước mắt khi nghe tin ông chết. Mối quan hệ giữa Mari và người đàn ông đó giống như một cuộc phiêu lưu của cô gái mới lớn vào một thế giới mà cô chưa từng biết đến. Cái thế giới mà cô hoàn toàn bị cấm kỵ khi hàng ngày phải giam mình trong quán trọ hoa diên vỹ, trong sự kiểm soát ngặt ngèo của bà mẹ.
Yoko Ogawa nhiều lần đặc tả những cảnh bạo dâ‌m, nhưng không bởi thế mà câu chuyện trở nên dung tục. Yếu tố se‌ּx B.L chỉ góp phần tạo nên một thế giới nhiều đau đớn mà cô gái 17 tuổi phải trải qua. Những trải nghiệm đầu tiên trong đời con gái của cô lại chính là sự điên loạn của một gã đàn ông từng trải. Một sự trải nghiệm khiến cô đau đớn, nhưng cũng vô cùng phấn khích. Thực tế ấy góp phần nói lên những sai lầm trong giáo dục, những sai lầm có thể đẩy con người ta đến bờ vực hiểm nguy của sự đánh mất bản thân.

Trong “Quán trọ hoa diên vỹ”, người mẹ là đại diện cho những sai lầm ấy. Chính bà đã đẩy cô con gái vào cánh cửa khóa chặt và yên tâm là có thể nhốt cô suốt đời trong đó. Nhưng dường như càng bị khóa chặt, cô con gái lại càng tìm cách vươn ra, để rồi rơi vào một sự phát triển lầm lạc. Câu chuyện kết thúc bằng những giọt nước mắt đau xót của người mẹ. Nhưng đã là quá muộn cho một sự cứu vãn. dịch giả cũng đã chết, nhưng những gì mà ông ta để lại cho tuổi trưởng thành của Mari sẽ vĩnh viễn nằm lại, như một vết sẹo đau đớn.


Có một điều vẫn khiến tôi băn khoăn khi gấp cuốn sách lại. Tôi tự hỏi, tại sao Mari lại chấp nhận sự B.H của dịch giả dẫu ý thức được điều đó là nhục nhã và đau đớn? Nó có đơn thuần chỉ là sự tò mò của một cô gái mới lớn trước những trải nghiệm mới mẻ về tìn‌ּh dụ‌ּc? Hay sâu xa hơn, nó còn là sự cố gắng bấu víu của một đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu tình yêu thương của người lớn. Bởi người đàn ông mang tên dịch giả ấy, ngoài những lúc trở nên B.L thì lại đối xử với Mari rất nhẹ nhàng, trìu mến. Và cô cảm thấy mình khó có thể sống nổi nếu không tiếp tục được lắng nghe những lời nói chứa chan tình cảm của người đàn ông ấy nữa.

Có lẽ, ai cũng cần tình yêu ở trong đời. Cho dù phải chấp nhận đau khổ và tủi nhục để được tận hưởng tình yêu đó…
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật