U50 vất vả “chiều“ chồng

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Qua tuổi tứ tuần, sức xuân hao kiệt khiến “giao ban“ lúc thưa, lúc nhặt, lại thêm nạn khô hạn khiến các bà hoặc phải cắn răng chịu trận hoặc vờ làm khủng long khạc lửa để có cớ ôm gối đi “lánh nạn“...
U50 vất vả “chiều“ chồng
Ảnh minh họa

Khó nhọc "chồng muốn mà vợ chẳng ham"

Khoa Khám bệnh bệnh viện Phụ sản Trung ương hàng ngày đón hàng chục bệnh nhân viêm nhiễm khá nặng phần phụ; riêng ở bệnh nhân U40, nguyên nhân không phải chuyện vệ sinh hay lây nhiễm, mà thường là do... miễn cưỡng "gặp" chồng.

 

Ước tính đến năm 2016 Việt Nam sẽ có gần 6 triệu phụ nữ mãn kinh.

Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam là 48,6 tuổi.

30%-35% phụ nữ mãn kinh có rối loạn về tiết niệu sin‌ּh dụ‌ּc như tiểu buốt, tiểu gắt, giao hợp đau. Hầu hết phụ nữ trên 60 tuổi không còn ham muốn tìn‌ּh dụ‌ּc.

(Theo khảo sát của Hội Nội tiết Sinh sản và vô sinh TP.HCM)

 

Trong câu chuyện "cởi lòng" của bệnh nhân với bác sĩ nữ, nỗi khổ lớn nhất của các bà các chị là phải "chiều" chồng khi c‌ơ th‌ể "khô hạn", lại thêm vòng kinh "đỏng đảnh" khiến kinh nguyệt lúc có lúc không, lúc ít lúc nhiều đến phát phiền.

Có bệnh nhân 40 tuổi ở Hải Dương chịu đựng tình trạng đau, rát khi quan hệ suốt 2 năm mới quyết định nhập viện. Trong suốt thời gian này, gần như đêm nào chị cũng kiếm cớ ngủ riêng để trốn chồng nhưng đều bị bạn đời lôi về phòng chung. Chuyện phò‌ּng th‌ּe khiến chị sợ hãi đến mức vừa lên giường tim chị đã loạn nhịp, và cơn đau dai dẳng khiến chị phải ngâm nước muối vùn‌ּg kí‌ּn hàng ngày, nhiều giờ.

Một bệnh nhân khác 37 tuổi ở Hà Nội, cũng mắc hội chứng sợ "gặp" chồng đến mức luôn phải đứng, ngồi cách bạn đời... 2m. Trước khi nhập viện, tình trạng đau rát do khô hạn đã khiến chị buộc phải lấy cớ "đi quy chùa", ăn ngủ chay trường để giữ mình "thanh sạch", và chấp nhận cho ông xã đi "bóc bánh trả tiền" bất cứ khi nào ông muốn, chỉ cần ông đừng dại dột tậu "tập 2".

BS.TS Cung Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Khám bệnh bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, khô hạn chỉ là một trong nhiều "khổ nạn" mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh phải đối mặt. Thời kỳ này, chị em đều gặp phải các rắc rối như bốc hỏa, mất ngủ, khô â‌ּm đạ‌ּo, ngứa rát khi quan hệ, tăng cân và một số hiện tượng "lão hóa" khác như giảm trí nhớ, tăng-giảm huyết áp, đau đầu, mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm... Mệt mỏi, căng thẳng do sức khỏe suy giảm cùng với những u uất như lo mình không còn là "phụ nữ", lo chồng chán, chồng chê, khiến nhiều chị tự dựng "barie" với chồng, tránh "gần gũi" bạn đời, thậm chí đoạn tuyệt hẳn "chu‌yện ấ‌y", mặc ông xã còn "nhu cầu" ngơ ngác.

Đặc biệt, ở chị em lâm cảnh tắt kinh sớm sau khi cắt buồng trứng (do u) tinh thần rất xấu. Các chị càng tự ti và ngán ngại việc gặp chồng, khiến tình trạng khô hạn thêm trầm trọng. Cộng thêm nhiều định kiến về "chu‌yện ấ‌y", khiến nhiều chị (nhất là ở nông thôn) buộc chồng phải "nhịn", trở thành "mồ côi" vợ.

Mãn kinh không "mãn tình"

Theo phân tích của các chuyên gia tại buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề "Phương pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy giảm estrogen ở phụ nữ" do bệnh viện Phụ sản Trung ương tổ chức ngày 24/03/2011, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị sụt giảm mạnh estrogen - kíc‌h thí‌ch tố tự nhiên do buồng trứng tiết ra, rất cần cho sự tăng trưởng của cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc phụ nữ. Sự thiếu hụt này gây ra nhiều rối loạn trong c‌ơ th‌ể, trong đó có việc suy giảm ham muốn, giảm khả năng tiết dịch khiến â‌ּm đạ‌ּo khô rát, mất khả năng tìn‌ּh dụ‌ּc, ảnh hưởng lớn tới đời sống tâm lý, sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.

Buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề "Phương pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy giảm estrogen ở phụ nữ"

 

Để nâng cao chất lượng cuộc sống (trong đó có đời sống phò‌ּng th‌ּe) của chị em, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hormon thay thế, tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ để tránh nguy cơ dùng quá liều có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: ung thư v‌ú, suy tim và đột quỵ...

Ngoài ra, còn một giải pháp điều trị hiệu quả hội chứng tiền mãn kinh ở nữ giới, là bổ sung estrogen thực vật. Theo TS.BS Cung Thị Thu Thủy, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh mầm đậu nành có chứa isoflavon, có tác dụng như một estrogen thực vật giúp gìn giữ tuổi thanh xuân và bảo vệ phụ nữ trước một số căn bệnh như: tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương.

Đi từ lợi ích của mầm đậu nành đối với phụ nữ, BS. Thủy đã thực hiện một đề tài nghiên cứu trên 35 bệnh nhân có triệu chứng của suy giảm estrogen, sử dụng biện pháp bổ sung estrogen thực vật bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng Bảo Xuân chứa tinh chất mầm đậu nành. Kết quả đề tài đã được hội đồng khoa học nhất trí và nghiệm thu: "Viên uống Bảo Xuân - chứa mầm đậu nành dùng cho phụ nữ sau 2 tháng sử dụng có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu chứng suy giảm estrogen giúp làn da sáng mịn, tóc đen mượt hơn, kinh nguyệt đều đặn, giảm khô â‌ּm đạ‌ּo, tăng chất lượng tìn‌ּh dụ‌ּc, giảm các cơn bốc hỏa, ngủ ngon…".

BS. Thủy khuyến cáo chị em: Không tuổi nào phải "chay tịnh". Đừng ép mình "về hưu sớm”. Dù tuổi đã xế, phụ nữ vẫn khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần nếu biết duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện, dùng các sản phẩm hỗ trợ và đặc biệt, bổ sung estrogen đúng cách để ở tuổi mãn kinh xuân vẫn còn phơi phới, lửa yêu còn đượm, duyên vợ chồng còn mãi mặn mà.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật