Reuters đưa tin, ngày 29/7, phát biểu khi đang có chuyến công du tới Trung Quốc, Tổng thống Colombia Ivan Duque đã bất ngờ cáo buộc Tổng thống Nicolas Maduro đang biến Venezuela thành "thiên đường khủng bố".
“Điều mà chúng tôi đang nhìn thấy là ông Maduro không chỉ nuôi dưỡng những kẻ khủng bố Colombia trong nhiều năm qua mà còn biến đất nước này thành một thiên đường cho những kẻ cực đoan và buôn bán may túy”, Reuters tường thuật.
Hiện nay, quan hệ Venezuela-Colombia đang căng thẳng, sau khi Colombia tham gia Nhóm Lima, cùng với Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela, cũng như góp sức lật đổ Tổng thống Maduro.
Nên dù nhà lãnh đạo Colombia đưa ra cáo buộc sau khi Tổng thống Maduro hoan nghênh 2 cựu chỉ huy của FARC là Jesus Santrich và Ivan Marquez, đang bị Bogota săn lùng, thì giới quan sát vẫn nhìn nhận đó có thể bắt đầu cho một nước cờ chính trị.
Có thể thấy việc chính quyền ông Trump và các thực thể khác vội vã công nhận lãnh đạo phe đối lập đồng thời là Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido là Tổng thống lâm thời nước này, đã khiến họ rơi vào bế tắc trong ván cờ Venezuela.
Bởi sau khi Liên Hợp Quốc chỉ công nhận chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Maduro là thực thể thể chính trị duy nhất hợp hiến, đại diện cho người dân và đất nước Venezuela, thì cả 3 chân kiềng quyền lực của ông Maduro đã được gia cố.
Đặc biệt, sau khi chính quyền Maduro được LHQ công nhận tính hợp pháp, Nga đã triển khai Thỏa thuận hợp tác quân sự Nga-Venezuela, trong đó có bao gồm cả việc đưa nhân viên quân sự và kỹ thuật quân sự tới Venezuela.
Vì vậy, dù chính quyền Tổng thống Trump cùng các đồng minh và các thực thể khác áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt cũng như cứng rắn trong quan hệ với Caracas, song quyền lực của Tổng thống Maduro vẫn được giữ vững.
Trong khi đó, thủ lĩnh phe đối lập Guaido ngày càng "mất thế, giảm lực" khiến cho sự bảo trợ của Mỹ và các đồng minh cùng các thực thể a dua đối với lực lượng chính trị đối lập tại Venezuela ngày càng trở nên bèo bọt.
Thực tế khiến Mỹ rất sốt ruột. Yêu cầu phải tìm ra kịch bản giúp Mỹ "vào hang cọp bắt cọp" đã trở nên cấp bách. Khi ông Maduro bị cáo buộc nuôi dưỡng khủng bố, dung túng cho tội phạm ma túy, dường như "kịch bản bắt cọp" của Mỹ đã lộ diện.
Vì theo Chiến lược chống khủng bố mới của chính quyền Donald Trumpđược công bố ngày 4/10/2018, thì Mỹ sẽ tìm diệt từng kẻ khủng bố và triệt tiêu tư tưởng cực đoan, thay vì chỉ chĩa mũi nhọn vào một tổ chức cụ thể.
Theo mô tả của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, Chiến lược chống khủng bố mới của Mỹ bao gồm cả việc truy đuổi bọn khủng bố "tới tận ngọn nguồn", cách ly chúng khỏi sự hậu thuẫn, đồng thời chống lại việc tuyên truyền tư tưởng cực đoan.
Giống như Chiến lược chống khủng bố của chính quyền George W.Bush, Chiến lược chống khủng bố của chính quyền Donald Trump cũng không xem chủ quyền của một quốc gia, lợi ích của một dân tộc là rào cản với hành động của Washington.
Khi xác định chính quyền Taliban che chở trùm khủng bố Bin Laden, Mỹ đã tấn công Afghanistan và xây dựng một chế độ thân Mỹ ở xứ A-phú-hãn. Rõ ràng, chiến lược tấn công khủng bố của Mỹ gắn liền với việc sắp đặt một bàn cờ chính trị mới.
khủng bố được sử dụng như lá bài chính trị của Mỹ
Như vậy, khủng bố được Washington sử dụng giống như lá bài chính trị, thông tin về khủng bố là cơ sở sắp đặt các ván cờ chính trị. Đây là sự báo trước cho hành động quân sự của Mỹ với Venezuela khi Maduro bị cáo buộc nuôi dưỡng khủng bố.
Còn trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy, Mỹ cũng bất chấp chủ quyền quốc gia và vị thế của đối tượng mà Washington hướng đến trong cuộc chiến này. Đặc biệt, trong cuộc chiến chống ma túy, Washington luôn sử dụng chiêu trò luật pháp hóa chính trị.
Sự kiện điển hình cho việc sử dụng chiêu trò luật pháp hóa chính trị của Washington trong cuộc chiến chống ma túy chính là sự kiện Mỹ tấn công vào Panama, lật đổ Thủ tướng Manuel Antonio Noriega.
Sau khi Tổng thống Omar Torrijos qua đời, quyền lực ở Panama đã tập trung vào tướng Noriega. Song cựu nhân viên CIA này có biểu hiện lệch pha Mỹ, nhất là với Hiệp ước Torrijos-Carter kiểm soát kênh đào Panama.
Thái độ ương ngạnh của Noriega khiến quan hệ Mỹ-Panama những năm 1980 trở nên căng thẳng và Noriega trở thành cái gai cần phải nhổ gấp của Washington. Và rồi Thủ tướng Panama bị cáo buộc liên quan tới buôn lậu thuốc phiện vào Mỹ.
Ngày 20/12/1989, 27.000 quân Mỹ được lệnh tấn công vào Panama nhằm lật đổ Thủ tướng Noriega. Ngày 3/1/1990 tướng Noriega bị bắt và đưa về Mỹ, bị xét xử vì 8 cáo buộc liên quan tới buôn lậu thuốc phiện, gian lận và rửa tiền vào tháng 4/1992.
Các chính quyền Panama thời hậu Noriega đã đảm bảo quyền của Mỹ được quyền can thiệp quân sự, nếu sau khi trả lại quyền kiểm soát kênh đào Panama theo Hiệp ước Torrijos-Carter, vào ngày 31/12/1999, mà Mỹ nhận thấy an ninh bị đe dọa.
Rõ ràng, Noriega buôn lậu thuốc phiện chỉ là cácí cớ cho Mỹ tấn công Panama, còn lợi ích của Mỹ và một chính quyền thân Mỹ mới là mục đích. Bài học Noriega là rất nóng hổi với Maduro, khi bị cáo buộc biến Venezuela thành "thiên đường ma túy".
Theo giới phân tích, Tổng thống Colombia cáo buộc Tổng thống Maduro che chở cho Santrich và Marquez - những người bị cho là dính dáng đến tội phạm ma túy, chỉ là màn dạo đầu cho "kịch bản bắt cọp" của Mỹ. Còn đề có chứng cứ thì không có gì khó với Mỹ - vốn đạt hạng "thượng thừa" trong việc tạo dựng chứng cứ khép tội những kẻ thù nghịch.
Chiến dịch băt cọp Noriega của Mỹ
Chưa biết diễn tiến ra sao, chúng ta cùng chờ xem.