Gượng dậy sau lũ để kịp ngày khai giảng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai tháng 7 và 8, hai trận lũ dữ liên tiếp, xã biên giới bị cô lập, thiếu rau, giáo viên đang lấy măng rừng và vò lá me non nấu canh.
Gượng dậy sau lũ để kịp ngày khai giảng
Điểm trường ở Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) bị bùn đất cuốn sập hoàn toàn. Ảnh: CTV

Chiều 4-9, trước ngày khai giảng năm học mới, nhiều trường học ở các huyện miền núi Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An), Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn còn ngổn ngang, thiếu thốn đủ bề.

Đi bộ 5 giờ đồng hồ cõng gạo cứu học sinh

Con đường liên xã thị trấn Mường Xén đi vào các xã Tà Cạ, Mường Típ và Mường Ải (huyện Kỳ Sơn) đã bị lũ sông Nậm Mô cuốn và núi lở vùi lấp. Các xã trên đang bị cô lập, chồng chất khó khăn. Thế nhưng các thầy cô giáo cắm bản nơi đây đều không chùn bước, vì một điều rất giản dị mà cao quý: Tất cả vì học sinh (HS) thân yêu.

Để có gạo và thực phẩm cho HS ăn, dù ngày nghỉ lễ 2-9, các thầy giáo vẫn phải lội bộ vượt núi, đường sình lầy cõng gạo vào cho HS và giáo viên (GV).

Thầy Nguyễn Công Danh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ, cho biết: “Không có cách nào khác ngoài việc lội bộ vượt bùn lầy mang gạo vào cho HS và GV. Chúng tôi mỗi người mang hơn hai yến gạo, phải mất năm giờ đi bộ hơn 12 km đường bùn, đồi núi mới vào đến trường”.

Cô Lê Thị Hằng, GV Trường Tiểu học Mường Típ 1, nói trong nước mắt: “Nữ GV chúng tôi chân yếu tay mềm, không đủ sức vượt đường lũ đi gùi gạo. Khi các thầy đưa gạo về đến sân trường, chúng tôi nhìn nhau bật khóc. Điểm trường ở bản Na Mì (xã Mường Típ) nơi tôi dạy đã bị lũ cuốn hỏng hết phòng học rồi. Không có nơi dạy học, chúng tôi phải đưa HS ra điểm chính của trường cách nhiều cây số đường rừng. HS lớp 1 và lớp 2 còn bé không đi được, đang phải mượn phòng học mầm non ở Na Mì làm lớp học. Sau hai đợt lũ liên tiếp từ tháng 7 đến nay, không có rau xanh, chúng tôi lên rừng lấy măng và hái lá me, quả me non về đâm ra lấy nước nấu canh cho HS ăn có... nước rau”.

Trước ngày khai giảng, mới chỉ có hơn 100/387 HS Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ đến trường. Các GV đang đến từng nhà vận động HS đến trường học sau kỳ nghỉ hè và ảnh hưởng bão, lũ.

Giáo viên Trường Tiểu học Mường Típ 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đang nấu cơm cứu đói học sinh sau lũ dữ. Ảnh: ĐL

Trường sập, học sinh bơ vơ sau lũ

Trận lũ lịch sử tại Thanh Hóa khiến không ít điểm trường của hai huyện vùng cao Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa) bị sập, đất đá vùi lấp cả trang thiết bị dạy học.

Chiều 4-9, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã đến huyện Kỳ Sơn trao tặng quà, hỗ trợ cho các trường học, HS, người dân bị thiệt hại do mưa lũ. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An và Đoàn Kinh tế quốc phòng 4 (Quân khu 4) đã điều động hơn 300 cán bộ, chiến sĩ lên giúp dân và các trường học ở huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn khắc phục hậu quả bão lụt

Trường Tiểu học Trung Sơn gần như bị xóa sổ bởi trận lũ xảy ra vào chiều 30-8. Toàn bộ sáu phòng học khang trang bị đổ sập, vùi lấp cùng nhiều đồ dùng học tập, trang thiết bị của ngôi trường bị hư hại hoàn toàn.

Khuôn mặt buồn rầu nhìn ngôi trường đổ sập, thầy Hắc Xuân Phúc xúc động khi có đoàn đến thăm, những khó khăn với thầy cô giáo, học trò nơi đây. Theo thầy Phúc, trường có 315 HS, trong đó điểm chính là 264 HS. “Hiện nay nhà trường, địa phương sẽ phải mượn khu nhà điều hành của đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Trung Sơn cho HS học tạm một thời gian, chờ khắc phục xong nhưng cũng chưa biết đến khi nào. GV đều xa nhà, chủ yếu ở lại trường nhưng giờ khu nhà ở cũng bị hư hại, chưa biết ở đâu nhưng cũng phải cố gắng khắc phục” - thầy Phúc quay đi lén gạt những giọt nước mắt.

Tại xã Tam Chung, nhiều trường mầm non, tiểu học và THCS bị sạt lở, hư hỏng nhiều phòng học. Toàn bộ khu nhà bán trú của HS Trường THCS Tam Chung bị vùi trong đất đá. “Khi đất đá bất ngờ ập xuống, 48 HS ở bán trú tại Trường THCS Tam Chung chỉ kịp tháo chạy khỏi phòng ở, bỏ lại toàn bộ tư trang, sách vở để vào nhà dân tránh trú. Huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục chủ động khắc phục, thu dọn trường lớp, chuẩn bị cho ngày khai giảng” - ông Cường .

Khắc phục kịp khai giảng là không thể

Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết để đảm bảo cho ngày khai giảng, Phòng GD&ĐT đã huy động lãnh đạo và chuyên viên của ngành xuống các trường chung tay với GV, HS khắc phục hậu quả thiên tai, nơi nào được dọn dẹp, ổn định thì HS các bậc học sẽ tập trung về điểm trường đó để tổ chức khai giảng.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, ngày 5-9, toàn bộ trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều tổ chức lễ khai giảng năm học mới. Với các trường bị thiệt hại do mưa, lũ, chắc chắn các em không đến dự khai giảng đầy đủ nhưng trường vẫn khai giảng và vận động, hỗ trợ các em đi học sau.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9173
  1. Trưởng ban Tổ chức Trung ương thăm người dân bị thiệt hại do mưa lũ ở Thanh Hóa
  2. Hàng chục hộ bị lũ cuốn trong tích tắc dưới đỉnh ‘Sài Khao’
  3. Quyên góp hơn 5 tỷ đồng giúp đỡ bà con vùng lũ ở tỉnh Thanh Hóa
  4. 32.000 lít xăng từ Hải Phòng sang Lào, vòng về tiếp tế cho vùng lũ Mường Lát
  5. Mường Lát đang thiếu thốn trăm bề sau cơn lũ lịch sử
  6. Cả bản tàn tạ dưới bãi bùn: Bới đống đổ nát nhặt từng cái bát
  7. Thanh Hóa: Nỗ lực khắc phục hàng trăm điểm điểm sạt lở do mưa lũ gây tắc đường
  8. Mường Lát tan hoang sau lũ
  9. Chùm ảnh: Thanh Hoá ‘vật lộn’ với bùn sau lũ
  10. Thanh Hóa: Mưa lũ cô lập Mường Lát, lương thực cạn kiệt, hàng ngàn người chờ tiếp tế
  11. Lũ cuốn phăng trăm nhà: Ngàn người Thanh Hóa sắp hết cái ăn
  12. Sớm nhất 2 ngày nữa mới thông đường lên Mường Lát
  13. Xã vùng cao Thanh Hóa ‘gồng mình’ khắc phục hậu quả thiên tai
  14. Xót xa cảnh thầy trò rốn lũ Thanh Hóa cởi dép, lội bùn đến trường dự khai giảng
  15. 20 người chết và mất tích do mưa lũ ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
  16. Hòa Bình: Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ
  17. Tây Bắc: Một tuần sau mưa lũ, tập trung khắc phục thiệt hại
  18. Thanh Hóa: 7/9, thông đường lên Mường Lát sau 10 ngày cô lập
  19. Mưa lũ gây hậu quả nặng nề
  20. Thanh Hóa tập trung nhân lực sớm tiếp cận các điểm bị cô lập
  21. Chùm ảnh: Cô, trò chuẩn bị khai giảng sau lũ dữ
Video và Bài nổi bật