Hà Nội: Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chi cục Thú y Hà Nội vừa ban hành Công văn số 605/HD-TY, hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm chết do mưa bão, ngập úng gây ra vừa qua.
Hà Nội: Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ
Ảnh minh họa

Theo Chi cục Thú y Hà Nội, đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng vừa qua làm ngập úng ở một số địa phương, xảy ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hoặc trôi mất do nước lũ và ngập úng. Từ ngày 23-7-2018 đến 30-7-2018, đã có 5 đơn vị với 35 xã bị ngập úng, 22 xã có thiệt hại về gia súc gia cầm; số diện tích chuồng nuôi bị ngập úng là 483.906m2; số gia súc, gia cầm bị chết, trôi mất là 375 con lợn, 95.600 con gà, vịt.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, Chi cục Thú y đề nghị các địa phương tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm chết do mưa bão, ngập úng. Khi nước rút, thực hiện vệ sinh cơ giới trước khi phun hó‌a chấ‌t sát trùng. Nước rút đến đâu thì triển khai phòng chống dịch, làm vệ sinh tiêu độc khủ trùng môi trường đến đó để tiêu diệt mầm bệnh, kịp thời phòng ngừa dịch bệnh.

Bên cạnh đó, quét dọn, thu gom toàn bộ bùn, đất, phân, chất thải, rác thải tại khu vực chuồng nuôi gia súc, gia cầm và khu vực tiếp giáp xung quanh, rắc vôi, đóng vảo bao kín để gọn một nơi, đào hố ủ làm phân, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sửa chữa, cải tạo chuồng trại bị hư hỏng do bão và ngập nước. Nạo vét, dọn bùn đất, khơi thông cống rãnh bên trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đặt túi vôi bột tại các rãnh thoát nước. Tiến hành cọ rửa sạch sẽ bề mặt nền chuồng, tường chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi phun thuốc sát trùng. Quét vôi lại chuồng nuôi. Sử dụng các loại hó‌a chấ‌t thông dụng để phun tiêu độc khử trùng. Ngoài ra, có thể sứ dụng thuốc Hantox-200 để phun diệt ruồi, muỗi tại khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Để chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ mới đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi để chủ động phòng dịch. tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Mở bạt chuồng nuôi để cho ánh nắng chiếu sáng vào khu vực chuồng để tăng hiệu quả diện khuẩn. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, tăng khẩu phần ăn để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng khả năng phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9041
  1. Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân vùng ngập
  2. Ấm lòng người dân vùng lũ huyện Quốc Oai
  3. Hà Nội: Khám sức khỏe cho người dân vùng ngập lụt tại Chương Mỹ
  4. Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy cấp ở vùng lũ
  5. Ngập lụt ở Chương Mỹ: Hơn 6.000 người dân vẫn phải sơ tán
  6. Hà Nội vẫn còn hơn 3.500 ha ngập trong nước
  7. Huy động tổng lực giúp dân vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ
  8. Dân ‘rốn ngập’ thứ 2 của Hà Nội bị cô lập suốt 15 ngày qua
  9. Người dân Thủ đô gồng mình chống lụt
  10. Quân, dân Chương Mỹ căng mình giữ đê sông Bù
  11. Ngập lâu ngày, ‘rốn lũ’ Chương Mỹ phát sinh những sự cố khó lường
  12. Thủy điện bậc thang: Nhiều nguy cơ gây thảm họa
  13. Gần 3.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, 5.000 người phải sơ tán
  14. Ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội: Nước đã có dấu hiệu rút
  15. Thủ đô thành sông: Dân thả lưới sân nhà bắt cá
  16. Huy động 145 máy bơm tiêu cho vùng ngập tại Hà Nội
  17. Hà Nội tăng cường kiểm tra đê, kè để kịp thời xử lý khi có sự cố
  18. Chương Mỹ xuất hiện ‘hố tử thần’ do ngập nước lâu ngày
  19. Phó thủ tướng thị sát hiện trường vụ sập nhà ở Hoà Bình
  20. Cuộc sống người dân vùng lũ Hà Nội dưới ánh nến mờ
  21. Hà Nội: Sẵn sàng xả nước để bảo vệ đê sông Bùi
Video và Bài nổi bật