10 nhà lãnh đạo phục vụ lâu năm nhất thế giới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở nhiều quốc gia, hiến pháp quy định một người không được giữ những chức vụ cao quá hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử hay đặc điểm thể chế chính trị, lãnh đạo ở một số nước có thể tại vị nhiều hơn số nhiệm kỳ quy định trên.
10 nhà lãnh đạo phục vụ lâu năm nhất thế giới
Ảnh minh họa

Dưới đây là 10 đại diện tiêu biểu về “thâm niên lãnh đạo”:

Fidel Castro – 49 năm

Ông Fidel Castro là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cách mạng Cuba. Ông là Thủ tướng Cuba từ tháng 2/1959 đến tháng 12/1976. Sau đó, ông trở thành Chủ tịch Hội đồng nhà nước Cuba đến tháng 2/2008. Ông hiện là Bí thư thứ nhất của Đảng cộn‌g sả‌n Cuba.

Ông được tôn vinh là một trong những nhà lãnh đạo lâu đời nhất thế giới. Theo CS Monitor, dù Mỹ nhiều lần tìm nhiều cách “đạp đổ” chế độ Fidel nhưng Chủ tịch Cuba vẫn kiên cường và chứng kiến 9 Tổng thống Mỹ nhậm chức kể từ khi lên nắm quyền năm 1959.

Gần 50 năm chèo lái đất nước, nhân dân Cuba dành cho Chủ tịch Fidel tình cảm yêu mến đặc biệt và tôn thờ ông như một người cha đáng kính.

Muammar Qaddafi – 40 năm 6 tháng

Ông Qaddafi lên lãnh đạo Libya sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 9/1969. Trong thời gian qua, ông Qaddafi có nhiều hoạt động nhằm nâng cao vị thế của Libya trên thế giới cũng như trong khu vực.

Ông từng tuyên bố tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hồi năm 2009 rằng ông là “nhà lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch liên minh châu Phi và là vua của các vị vua của châu Phi”.

Ali Abdullah Saleh - 31 năm 8 tháng

Ông Saleh là Tổng thống Bắc Yemen trong suốt 12 năm, từ tháng 7/1978. Sau đó, ông tiếp tục dẫn dắt Yemen từ khi hai miền Nam Bắc nước này thống nhất năm 1990 đến nay.

Hồi năm 2006, ông tuyên bố không tiếp tục tranh cử. Tuy nhiên, sau đó ông bất ngờ thay đổi quyết định và tái đắc cử nhiệm kỳ kéo dài 7 năm của mình.

Teodoro Obiang Nguema Mbasogo – 30 năm 7 tháng

Ông Obiang lên nắm quyền nước cộng hòa Guinea Xích đạo hồi tháng 8/1979. Ông là Tổng thống rất được lòng dân. Tại cuộc bầu cử Tổng thống năm 2002, ông Obiang Nguema Mbasogo tái đắc cử với số phiếu gần tuyệt đối (97,1%).

Jose Eduardo Dos Santos – 30 năm 6 tháng

Nhiệm kỳ Tổng thống Angola đầu tiên của ông Santos bắt đầu hồi tháng 9/1979. Quốc hội Angola mới đây phê chuẩn hiến pháp mới, theo đó cho phép ông Santos kéo dài thời gian cầm quyền mà không cần tiến hành bỏ phiếu trực tiếp.

Tổng thống Santos thường xuyên đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng và thực thi một loạt các biện pháp nhằm cải thiện đời sống của người dân, chủ yếu thông qua đầu tư vào nông nghiệp, y tế và giáo dục.

Robert Mugabe – 30 năm

Ông Mugabe giữ chức Thủ tướng Zimbabwe từ năm 1980 đến năm 1987 và sau đó, ông trở thành Tổng thống Zimbabwe. Ông được người dân châu Phi xem là anh hùng đấu tranh cho độc lập cũng như là một lãnh đạo có học vấn cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các chính sách của ông bị lên án ở cả phương Tây và trong nước là chính sách phát xít chống lại cộng đồng thiểu số da trắng Zimbabwe.

Hosni Mubarak – 28 năm 5 tháng

Ông Mubarak lên giữ chức Tổng thống Ai Cập sau vụ ám sát Tổng Thống Anwar Al Sadat vào ngày 6/10/1981.

Ông Mubarak từ Đức trở về cách đây gần hai tháng sau khi được giải phẫu túi mật. Nguồn tin tại Ai Cập cho hay, trong cuộc bầu cử năm tới, Tổng thống Mubarak sẽ “dọn đường” để con trai của ông là Gamal lên nắm quyền.

Paul Biya – 27 năm 4 tháng

Ông Biya trở thành Tổng thống nước Cộng hòa Cameroon từ tháng 11/1982. Ông giành chiến thắng trong nhiều cuộc bầu cử từ năm 1992 nhưng sự công bằng của những cuộc bầu cử đó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Denis Sassou Nguesso – 25 năm 11 tháng

Ông Sassou lên nắm quyền nước Cộng hòa Congo năm 1979 sau một cuộc đảo chính và giữ chức Tổng thống cho đến năm 1992 do thất bại trong cuộc bầu cử cùng năm.

Sau đó, với sự giúp đỡ của quân đội Angola, ông nắm quyền trở lại vào năm 1997. Sau khi tái đắc cử chức Tổng thống vào năm 2002, ông Sassou tiến hành cải cách hiến pháp để trao thêm quyền hạn cho Tổng thống.

Hun Sen – 25 năm 2 tháng

Ông Hun Sen nắm giữ chức Thủ tướng Campuchia từ tháng 1/1985. Ông từng vượt qua nhiều khó khăn và áp lực để trở thành một nhân vật xuất chúng được người dân Campuchia ngưỡng mộ. Dù trên cương vị Thủ tướng, ông vẫn có thể cầm lưỡi liềm gặt lúa thành thục như một người nông dân. Trong mắt nhiều người dân Campuchia và bạn bè thế giới, ông là đại diện cho hình ảnh một con người biết vượt lên cảnh nghèo đói để đưa đất nước đi dần lên sự ổn định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật