Khi miệt dân miệt vườn ăn chơi

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi “mềm môi” với 3 người bạn là “thổ địa” ở một quán nhậu nông thôn, một “thổ địa” cao hứng bảo “đi tăng 2 thư giãn” cho chúng tôi có điều kiện thâm nhập thực tế và có tư liệu viết bài này.
Khi miệt dân miệt vườn ăn chơi
các em út luôn mát mẻ hết cỡ để làm nguội các anh dân chơi đang nóng người sau khi nhậu sương sương

Đi massage... miệt vườn

Điểm đến là quán mang tên cô chủ H.T. nằm ven thị trấn Trà Ôn. Cô chủ quán tuổi độ 25- 26, ăn nói rất cởi mở. Qua mấy câu thăm dò, biết ngay cô chủ đã học nghề và từng kinh qua 1-2 quán massage, gội đầu, làm tóc trên Phường 4, TP Vĩnh Long.

Quán H.T. có những cái tum chen dưới những cây trứng cá nhoi nhoi hình tai nấm. Quán vừa bán cà phê,  kiêm luôn gội đầu, massage... “Thì sẵn nghề nên mở rộng thêm dịch vụ massage, gội đầu cho khách thư giãn í mà”. Cô chủ trẻ cười cười... tiếp thị: “Em mở quán đón khách từ Tích Thiện (Trà Ôn) và xóm Tân Qui (Cầu Kè, Trà Vinh), mà nhất là ở thị trấn này. Khách thường tạt ngang đây uống ly cà phê ngả lưng một tí, cây cối hoa kiểng nhiều nên ban ngày râm mát lắm...”.

 

Bia ôm, rượu đế ôm, cà phê ôm... trá hình mọc lên như nấm ở nhiều vùng quê  (ảnh minh họa).

Tán mãi những chuyện không đầu không cuối với tiếp viên rồi thì cũng đến lúc vào phòng gội đầu. Mỗi anh một ghế và... một em kế bên, gối đầu lên chậu. Mỗi ghế được ngăn cách một màn che mỏng tang (nhưng chẳng thấy được gì ở ghế bên kia) vì hoa văn chi chít (mà cũng chẳng ai còn tâm trí để xem bên ấy làm gì). Khách vào đây gội đầu hay không thì tùy. Muốn “đốt giai đoạn” tới ngay màn massage cũng được, các em sẽ chiều hết mình. Ở phòng kế bên, tiếng một “thổ địa” cười rúc rích xen lẫn những lời bỡn cợt.

Sau phần gội đầu là tới màn massage với những động tác: dần, dậm và chặt... tỏ ra thuần thục của mấy em. Nhưng theo “thổ địa” của chúng tôi, đây chỉ là sản phẩm miệt vườn “học lóm” là chính chứ chưa được đào tạo bài bản. Hết màn massage thì các em bắt đầu bài ca than thở: “Điện thoại em hết tiền, xíu nữa anh cho tiền em nạp đi và cho số phone để em gọi cho anh”...

Massage... xa, massage... gần ở quê rẻ nhiều so ở các đô thị. Suất gội đầu chỉ có 50 ngàn đồng trong khoảng 40 phút. Anh nào thương cảm hay tỏ ra phong độ, boa thêm vài chục ngàn là các em vui vẻ lắm rồi và nhận được hồi đáp một câu hẹn “mai mốt có đến quán, tìm em nhe anh”... 

* Rượu đế, cà phê đến “z”

Các quán cà phê tum giữa đồng không dừng lại là điểm tâm sự hay bãi đáp của các đôi tình nhân muốn vượt qua giới hạn của tình yêu. Anh bạn bật mí: Càng về khuya hay những lúc vắng khách, các tiếp viên của quán được chủ cho “xé tum”  làm thêm. Tôi ghé vào một cà phê có tên M.C. nằm ven QL 53 thu‌ộc đị‌a phận huyện Long Hồ. Trong quán có gần chục tiếp viên ăn mặc rất gợi cảm nhưng lúc này quán rất vắng khách. Mới bước vào quán, các cô đặt vấn đề ngay “đi hành sự hay uống cà phê?”. Hỏi ở đâu, các cô tỉnh bơ “bãi đáp tại chỗ- phía sau quán cà phê hay tùy khách...”. Anh bạn tôi gọi một chai nước ngọt rồi tìm cách hoãn binh, viện cớ “chuồn” trước con mắt khó chịu và những lời thiếu văn hóa của các cô tiếp viên quán.

Ở một quán cà phê không tên khác ven QL 53, quán xập xệ, ẩm thấp, phía trước bày  vài chai nước ngọt. 2 cô gái ăn mặc mát mẻ, lòe loẹt son phấn, nằm trên võng, vẫy tay: “Vào uống cà phê anh ơi”. Bạn tôi thỏ thẻ: “Đừng có dại vào các quán như vậy- có “mặt rô” đứng ra bảo kê đó”.

Rời các quán cà phê, chúng tôi đến một xã vùng sâu của huyện Tam Bình, ghé vào một quán nhậu bên đường. Tiếp viên đang trang điểm, mời gọi “vào đi anh, đợi em chút...”. Bạn cười hì hì: “... Thì rượu đế... ôm đó”.

Anh bạn tôi cho biết, ở quê đâu có tiền rủng rỉnh mà uống bia bọt. “Vào đây làm vài xị đế thì “nhà ngói như nhà tranh”, chỉ tốn vài chục ngàn nên thanh niên choai choai và cả những ông ham vui, chuộng lạ đến quán để giải khuây. Tiếp viên của quán ăn uống rất tự nhiên và uống rượu đế không thua nam giới. Một em tên N.T. cho biết: “Em quen rồi, mỗi ngày tiếp 3–4 bàn cũng không sao. Tiếp các anh mà không vui, không say, em không lấy tiền”. Nói xong, cô cười ha hả...

Tới một quán nhậu nằm trên Đường tỉnh 908 thuộc huyện Bình Tân, mới bước vào, chủ quán giới thiệu “ở đây hàng... cây nhà lá vườn, chất lượng, nhưng giá phải chăng”. Chiều xuống quán đông khách, không đủ tiếp viên phục vụ. Ngoài khách ở địa phương, “có cả khách xa xa mò đến nữa đó”- chủ quán khoe.

Tuy nhiên, theo những “thổ địa”, hầu hết những tiếp viên về nông thôn đã luống tuổi, không còn sức “cạnh tranh” mới dạt về từ các đô thị và sẵn sàng đi khách, chủ yếu là có tiền. Theo một số người dân nông thôn, từ khi có những quán cà phê trá hình, tệ nạn xã hội cũng kéo về theo, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội ở địa phương. Qua loạt bài này, chúng tôi muốn gửi đến chính quyền các địa phương mong muốn của những người dân: Cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp mạnh đối với hoạt động cà phê trá hình, nhằm trả lại sự yên lành cho các  vùng quê.

Bài, ảnh: THANH PHONG –  LAM NI

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật