Tạo ra lỗ đen vũ trụ trong phòng thí nghiệm nhằm xác minh giả thuyết Stephen Hawking

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Còn nhớ hồi năm 1974, Stephen Hawking đã đưa ra giả thuyết rằng các bức xạ có thể được phát ra từ lỗ đen vũ trụ (gọi là làbức xạ Hawking) và sau 40 năm, vào đầu tuần này, các nhà khoa học tuyên bố rằng họ đã lần đầu tiên quan sát được “bức xạ Hawking“ bằng cách tạo ra một lỗ đen trong phòng thí nghiệm.
Tạo ra lỗ đen vũ trụ trong phòng thí nghiệm nhằm xác minh giả thuyết Stephen Hawking
Ảnh minh họa

Làm thế nào họ có thể tạo nên một "con quái vật" của vũ trụ ngay trong phòng thí nghiệm khoa học nhỏ bé dưới Trái Đất? Liệu nó có nuốt chửng Trái Đất luôn không?
Thực ra cái mà nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Jeff Steinhauer tại viện công nghệ Israel tạo ra được gọi là lỗ đen sonic. Đây là hiện tượng khi một âm tử ( phonon, các hạt âm thanh) không thể thoát ra khỏi một dòng chảy với tốc độ nhanh hơn vận tốc âm thanh tại nơi đó. Nguyên nhân có tên gọi lỗ đen sonic là do cách chúng bắt giữ các âm tử tương tự như ánh sáng bị hấp dẫn của lỗ đen "hút" vào vậy. Được biết từ lâu lỗ đen sonic là một đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học bởi chúng có nhiều đặc tính tương đồng với lỗ đen thiên văn và một phần, nó phát ra một phiên bản âm tử của bức xạ Hawking.
Sau 7 năm nghiên cứu tìm cách tối ưu hóa lỗ đen sonic trong phòng thí nghiệm, Steinhauer tuyên bố đã có đủ khả năng mô phỏng lỗ đen vũ trụ thật sự nhằm tạo ra một chân trời sự kiện thật sự (chân trời sự kiện - biên phía trong của không thời gian, nơi mọi loại vật chất bao gồm cả sóng điện từ đều không thể vượt ra ngoài người quan sát.) Qua đó, Steinhauer có thể quan sát được biểu hiện của các âm tử tại chân trời sự kiện của lỗ đen và thật sự, chúng cư xử giống như những gì mà Einstein đã giả thuyết hồi xưa.
Bức xạ Hawking chỉ ra rằng một cặp photon sẽ bị tách ra tại rìa của lỗ đen vũ trụ. Các photon âm sẽ bị nuốt chửng còn các photon dương sẽ được phát xạ ra bên ngoài. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là nếu một lỗ đen không thể tìm được nguồn "thức ăn" để tăng khối lượng, cuối cùng nó có thể sẽ tự co lại và chết đi. Và lần này kết quả thí nghiệm của Steinhauer đã chỉ ra bằng chứng mạnh mẽ về tính đúng đắn của giả thuyết bức xạ Hawking. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn phải tiếp tục nghiên cứu tìm cách đo lường bức xạ Hawing - điều xưa giờ vẫn chưa làm được - nhằm đưa ra kết quả cuối cùng về giả thuyết cách đây 40 năm của Hawking.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật