Thông tư 30: Giáo viên nói thật phải... đối phó

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bên cạnh những tác động tích cực, Thông tư 30 cũng còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế khi triển khai vào thực tế sau 2 năm áp dụng.
Thông tư 30: Giáo viên nói thật phải... đối phó
Diễn đàn khoa học đánh giá kết quả một năm thực hiện theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Những bất cập, hạn chế của Thông tư 30

Ngày 20/5, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức diễn đàn khoa học "Đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT", về quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Đa phần các ý kiến của các đại biểu đều đồng tình với tinh thần của Thông tư 30, tuy nhiên các đại biểu cho rằng, thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập về phương pháp đánh giá học sinh theo thông tư này cần phải sửa đổi.

Trước đó, để chuẩn bị cho Diễn đàn khoa học này, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đã giao cho Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, một thành viên của Liên hiệp hội, tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ ở một số tỉnh, thành phố về thực trạng thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, là người thực hiện khảo sát thực trạng thực hiện thông tư 30 tại một số tỉnh, thành phố, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ đã nêu rõ kết quả khảo sát thực tế: "Đoàn khảo sát đã lựa chọn Hà Nội, Hải Dương và Hòa Bình để tiến hành phỏng vấn.

Áp dụng cả hai hình thức phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi và tọa đàm trực tiếp 630 giáo viên tiểu học ở các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình/ Phú Thọ, Đà Nẵng. Thời gian khảo sát từ 25/1 - 11/3/2016".

Kết quả phỏng vấn giáo viên qua phiếu hỏi cho thấy hầu hết giáo viên đã được tập huấn về Thông tư 30 ở trường hoặc ở quận/huyện thậm chí ở Trung ương.

Tuy nhiên, có sự khác biệt về nhận thức giữa giáo viên vùng nông thôn với vùng thành thị và giữa giáo viên dạy khối lớp 1-3 với giáo viên dạy khối lớp 4-5. Giáo viên vùng nông thôn nhận thức bản chất của việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 tốt hơn giáo viên vùng thành thị. Giáo viên dạy khối lớp dưới nhận thức tốt hơn giáo viên dạy khối lớp trên.

Đặc biệt, 95,2% số giáo viên đựợc hỏi đều khẳng định: thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 giáo viên rất vất vả hơn nhiều so với trước đây, đặc biệt giáo viên ở vùng nông thôn.

Mất quá nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét học sinh. Thời gian trung bình trong ngày dành cho nhận xét học sinh là 92,47 phút. Giáo viên gặp khó khăn trong việc nhận xét kết quả học tập của học sinh vì thiếu kỹ năng diễn đạt, tìm từ ngữ sát hợp với từng trường hợp cụ thể để không bị trùng lặp.

Chính vì khó khăn đó mà một số GV tìm cách đối phó (đưa ra các loại ký hiệu thay cho điểm số như bông hoa, ngôi sao, mặt người cừời, mếu…) và nhiều giáo viên chỉ có lời nhận xét chung chung áp dụng cho nhiều trường hợp, kiểu như “em học tôt”, “em cần cố gắng hơn”… mà không chỉ ra được tốt ở chỗ nào và cần cố gắng ở chỗ nào.

Đặc biệt, hầu hết giáo viên cho rằng, đánh giá theo Thông tư 30 không làm cho học sinh chăm học hơn, cũng như không làm cho cha mẹ học sinh quan tâm hơn đến việc học tập của con cái; giáo viên cũng không vì thế mà tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Cho nên, các cán bộ quản lý, cho đến giáo viên đều kiến nghị tiếp tục thực hiện thông tư 30, nhưng cần có sự điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với thực tế.

Tuy nhiên, theo bản thân ông Rỹ, khi đi tiến hành cuộc khảo sát thì 30 trường, đoàn vào khảo sát đều là các trường điểm của tỉnh, nên có sự hạn chế về mẫu và nội dung khảo sát, do điều kiện khách quan không cho phép.

Bên cạnh đó, đoàn khảo sát lấy ý kiến của các cá nhân nhưng không có điều kiện kiểm chứng tính chân thực, nên báo cáo chỉ là một phần nào đó.

Tôi thấy buồn

Cũng đưa ra quan điểm tại diễn đàn, PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào - Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho biết: "Hai năm vừa qua tôi thấy rất buồn, khi các cấp học không có học sinh giỏi.

Đánh giá kết quả học các môn học nói riêng và kết quả phát triển hình thành nhân cách nói chung của học sinh tiểu học là công việc tất yếu của quá trình học sinh được hưởng thụ giáo dục nhà trường.

Từ đó biết được mỗi học sinh lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng theo chuẩn đạt được ở mức độ nào. Từ đó các em biết mình đạt được gì, để duy trì, hoàn thiện, nếu chưa tốt thì nỗ lực học tập đạt kết quả tốt hơn".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật