Tôn vinh những tấm lòng vì học sinh khuyết tật

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo thống kê chưa đầy đủ, ở nước ta hiện nay có khoảng hơn 1,3 triệu trẻ em khuyết tật. Nhiều học sinh khuyết tật chưa bao giờ được tới trường. Nguyên nhân chính là do tật bệnh quá nặng, hoặc không đủ khả năng, tự tin để hòa nhập, học tập như những học sinh khác.
Tôn vinh những tấm lòng vì học sinh khuyết tật
Ảnh minh họa

Tại Lễ tuyên dương các nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu trong giáo dục HS khuyết tật toàn quốc lần thứ 3 năm 2015 vừa được tổ chức gần đây, Bộ GDĐT đã khen thưởng 194 nhà giáo và cán bộ quản lý có thành tích xuất sắc, trong đó có 7 giáo viên mầm non, 85 giáo viên trường tiểu học, 7 giáo viên trường THCS dạy hòa nhập, 38 giáo viên chuyên biệt ở cấp học mầm non, THCS tại các trường chuyên biệt, các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và Trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật.

Nhiều giáo viên đã phải tự mình đến nhà học sinh để thăm hỏi, động viên dỗ dành các em vào lớp học. Bằng nhiều kỹ năng khác nhau, sáng tạo và linh hoạt để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh khuyết tật có thể được biết chữ, nắm được kiến thức như những bạn bè đồng trang lứa. Có thể kể đến như nhà giáo Võ Thị Hải Nam (Trường THCS Hùng Vương, phường Tràng An, thành phố Huế) 17 năm liên tục tham gia dạy học sinh khiếm thị và đã động viên 100% học sinh khiếm thị trên địa bàn tới trường. Năm 2009-2010, trong số học sinh khiếm thính của cô đã có em vinh dự đoạt được giải Nhì cuộc thi viết thư UPU toàn quốc. Hay như tấm gương nhà giáo Hoàng Thị Sành (Trường tiểu học Lê Văn Tám, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) trong suốt 2 năm học đã dành nhiều rất nhiều thời gian chăm sóc, dạy dỗ một học sinh bị khuyết tật nặng, cụt cả 2 tay, 2 chân thì một chân ngắn, một chân dài có thể hoàn thành được chương trình lớp học, có được những kỹ năng để em sống tự lập, tự phục vụ gia đình...

Nhiều thầy cô giáo đã không quản ngại khó khăn, dành thời gian để học thêm tiếng dân tộc, làm thêm nhiều đồ chơi hấp dẫn, tích cực hỗ trợ và sáng tạo trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp các em học sinh khuyết tật từng bước hòa nhập với các bạn trong trường, trong lớp, cộng đồng và tiến bộ trong học tập. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là cả một quá trình bền bỉ, kiên trì và nhiều khó khăn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật