Nhiều nước khốn đốn vì khủng hoảng tị nạn Syria

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù Châu Âu chật vật đối phó làn sóng di dân tràn vào, nhưng tâm điểm của cuộc khủng hoảng tị nạn lại nằm ở các nước giáp giới Syria.
Nhiều nước khốn đốn vì khủng hoảng tị nạn Syria
Ảnh minh họa

Trong bốn năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Lebanon đã phải tiếp nhận hàng triệu người Syria vượt biên xin tị nạn. Cuộc khủng hoảng tị nạnSyria làm cho các nguồn lực của ba nước này bị căng thẳng và không ngừng thúc giục các nước phương Tây tiếp nhận người tị nạn Syria để giảm bớt những sức ép đè lên nước họ.

Người tị nạn trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. 
viện trợ quốc tế cho “cuộc khủng hoảng người tị nạn tệ hại nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay” thấp hơn rất nhiều so với số tiền cần phải có. Theo VOA, đợt vận động mới nhất của Cao uỷ LHQ về người tị nạn để quyên góp 4,5 tỷ USD chỉ quyên được chưa tới 25%. Chương trình Thực phẩm Thế giới đã phải liên tục cắt giảm ngân khoản của phiếu lương thực hàng tháng, và hiện nay, những người tị nạn có đăng ký ở Lebanon chỉ nhận được 13 USD một tháng.

Các nước láng giềng khốn đốn

Hồi tháng Bảy, Ankara đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng ứng phó với làn sóng người tị nạn và rất nhiều người tị nạn Syria đang tìm cách tới Châu Âu trên những chiếc thuyền chở người vượt biên trái phép.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận khoảng hai triệu người tị nạn Syria. Các giới chức ở Ankara nói cho đến nay, khủng hoảng người tị nạn Syria đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ tốn kém 6 tỷ USD. 
Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận khoảng hai triệu người tị nạn Syria. Các giới chức ở Ankara nói cho đến nay, khủng hoảng người tị nạn Syria đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ tốn kém 6 tỷ USD. Liên minh Châu Âu đã quyết định cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 63 triệu USD để giúp người tị nạn, nhưng hầu hết khoản tiền đó chưa được chuyển giao. Kể từ tháng 3/2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt nhiều  hạn chế đối với người Syria vượt biên và nhiều người đã tìm kiếm sự giúp đỡ của những kẻ buôn người.

Những hậu quả của của cuộc “khủng hoảng tị nạn” có thể thấy rõ hàng ngày tại các tỉnh biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ như Gaziantep, Kilis, Sanliurfa và Hatay và ngay cả ở Istanbul, một thành phố nằm khá xa về hướng bắc. Số người Syria ăn xin ngoài đường hoặc tranh nhau xin làm những công việc nặng nhọc, thời vụ mỗi ngày một nhiều và những tác động kinh tế-xã hội của vụ khủng hoảng người tị nạn đã hiện rõ qua sự tăng vọt của tội phạm và những vấn nạn xã hội khác.

Tình hình ở Lebanon có thể nói là còn tệ hại hơn khi xét đến  vấn đề nhà ở. Dưới những áp lực, Lebanon không cho phép thiết lập trại tị nạn cho 1,5 triệu người Syria tràn vào quốc gia rất bất ổn này. Vì lo ngại là các trại tị nạn đồng nghĩa với sự hiện diện lâu dài của người Hồi giáo Sunni, cho nên người Hồi giáo Shia ở Lebanon phản đối việc lập trại tị nạn.

Tình cảnh khốn cùng đã khiến những người tị nạn Syria quyết định chạy khỏi Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bài diễn văn đọc tại Ankara ngày 6/9, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu nói các nước Châu Âu không nên tập trung nỗ lực vào việc ngăn chặn người tị nạn hay di dân, mà phải chú tâm vào việc giải quyết những cú sốc làm cho họ phải bỏ chạy và giúp cho họ ở lại đất nước của mình. Ông cho rằng 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc “không trả cái giá cho những gì đã  xảy ra ở Syria và Iraq” mà  “những nước láng giềng của Syria đang trả cái giá này”.

Người tị nạn Syria tiếp tục tràn vào Châu Âu

Tuần trước, theo BBC, Hungary đã làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn di dân ùa vào các nước thịnh vượng hơn ở Tây Âu. Hiện thời, nước này đã đăng lịch trình các chuyến tàu hỏa tới Áo cho người tị nạn tại nhà ga Keleti ở Budapest và các chuyến tàu hướng tới Áo hiện đầy ắp di dân với đích đến cuối cùng là Đức. Rất ít người chọn ở lại Áo.

Làn sóng người tị nạn Syria tiếp tục tràn vào Châu Âu qua Hungary.  
Đức, quốc gia giàu có nhất ở Châu Âu, hôm 7/9 loan báo bỏ ra thêm 6,6 tỷ USD cho năm 2016 để hội nhập người tị nạn vào xã hội và tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận 800.000 di dân.

Tuy nhiên,  Thủ tướng Werner Faymann nói Cộng hòa Áo sẽ “từng bước” bãi bỏ các biện pháp khẩn cấp đối với người tị nạn. Ông nói: "Chúng tôi luôn nói rằng đây là một tình huống khẩn cấp do vậy chúng ta phải hành động nhanh chóng và nhân đạo. Chúng ta đã giúp hơn 12.000 người trong tình trạng khẩn cấp. Nay chúng ta phải từng bước chuyển từ tình trạng khẩn cấp trở lại bình thường".

Bộ Nội vụ Đức cũng nói quyết định cho phép người di cư nhập cảnh những ngày gần đây là một ngoại lệ và các nguyên tắc của EU yêu cầu người tị nạn làm thủ tục tại nước đầu tiên họ đến vẫn còn hiệu lực.

Điều này có nghĩa là Áo sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ những người nhập cảnh vào nước này như trước. Về lâu dài, Cộng hòa Áo muốn các nước Liên minh Châu Âu chia sẻ gánh nặng người tị nạn. Cuộc khủng hoảng di dân đã tạo nên căng thẳng giữa Áo và Hungary.

Hungary có kế hoạch thắt chặt kiểm soát biên giới. Trong ảnh: Gia đình người tị nạn Syria tại một nhà ga của Hungary.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã kêu gọi Áo “đóng cửa biên giới”. Hungary có kế hoạch thắt chặt kiểm soát biên giới và có thể gửi quân tới biên giới phía nam nếu được Quốc hội phê chuẩn.

Một hàng rào trên đường biên giới Hungary-Serbia dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày 15/9/2015.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật