Tiễn đưa một con người đáng kính đầy lòng tự trọng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và cả Việt Nam v.v…là những quốc gia vẫn tự hào là sứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử khi nói rằng: “Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ”.
Tiễn đưa một con người đáng kính đầy lòng tự trọng
Lễ tang cựu Tổng thống Hàn Quốc.

Còn giáo lý của đạo Phật thì nói rằng: “ Tham, Sân, Si v.v…là nguyên nhân dẫn con người vào những tội lỗi, nên chịu đau khổ trong bể sinh tử luân hồi và tù tội, muốn diệt nó thì điều đầu tiên phải biết phản tỉnh, sám hối việc làm tội lỗi của mình, tu nhiếp tâm mình,  làm việc lành để tự đứng dậy thành người hoàn thiện, đó chính là giác ngộ chân chính”.

Bác Hồ của chúng ta thì luôn khuyên mọi người nhất là cán bộ lãnh đạo là phải tự phê bình và phê bình có trách nhiệm trước nhân dân giám nhận khuyết điểm khi sai để sửa chữa đi lên.

Như vậy tựu chung lại thì các giáo lý đó dù khác nhau ở khía cạnh nào đó nhưng đều giống nhau là phải biết xấu hổ về việc làm xấu, vuơn đứng lên làm việc làm tốt cho nhân dân, cho đất nước, đó chính là tự đề cao nhân phẩm của chính mình để trước là trở thành thiện-nhân, sau trở lên bậc Thánh-nhân.

Tất cả người phàm và vĩ nhân xưa và nay cũng đi lên từ đây. Nhưng thời gian đi qua, nhất là từ khi kinh tế len lỏi vào tất cả các vấn đề nên rất tiếc là các giá trị đạo đức đó đang ngày bị mất đi và nhiều người nay làm việc sai quấy, tội lỗi đã không dấm nhận lỗi của mình mà quanh co nhiều khi tìm mọi cách lấp liếm mà phải chờ khi mọi cái được tung ra ánh sáng mới cúi đầu nhận tội.

Nam Hàn không phải quê hương của Khổng-Tử nhưng lại là quốc gia mà ở đó có những con người luôn biết giữ tiết lễ và sẵn sàng chết vì đạo lý và bổn phận trách nhiệm, luôn biết giữ gìn nhân phẩm thanh tao của mình. Người đó là cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun.

Hàng vạn người Hàn Quốc đã dự lễ tang cựu Tổng thống Hàn Quốc.

Hôm nay khi thế giới đang chứng kiến cái chết bi thương của cố tổng thống Nam Triều Tiên  t‌ּự vẫ‌ּn bằng cách nhẩy xuống vực thì dư luận dấy lên những suy nghĩ và tình cảm khác nhau nhưng cái họ có cùng chung một nhận định là cái chết tuy bi thương nhưng lại là bài học đạo đức rất đáng để người đời thương tiếc và cảm phục.

Tại sao lại nói như  vậy? Vì cái chết của ông có giáo trị về đạo lý sâu sắc, thể hiện là người nào biết tự trọng danh dự và nhân phẩm, của tinh thần sám hối, giám chịu trách nhiệm với nhân dân và đất nước. 
 
 Con người không ai là hoàn thiện, khi đứng trước đồng tiền, công danh và sự nghiệp nếu không biết tự trọng danh dự uy tín của mình thì dễ dàng tự đánh mất chính mình và những gì đầu cơ, thủ xảo sau bao năm tìm kiếm vơ vét như tiền của, nhà của, dinh thự, vợ đẹp con khôn và công danh đã bao năm đầu cơ thủ xảo có được nhưng khi chết phải bỏ lại, chẳng thể mang theo những gì muốn chối từ  như tội lỗi gây ra thì lại bám sát lấy mình và điều dau khổ là đã để lại ở đời tiếng nhơ không biết bao giờ dứt.

Như  chuyện các nhà tư bản Mỹ và các đại gia Trung Quốc và nhiều đại gia, chính khách ở các nước hiện nay đang chứng minh sinh động điều này. Sự tham lam đến quá độ đã khiến các nhà tư bản ngân hàng Mỹ tìm mọi cách vơ vét tiền của vào túi riêng nên tìm mọi cách cho vay đểu, vay không còn tính đến luật lệ kiểm tra đã khiến dẫn đến đổ vỡ của nghành địa ốc Mỹ và kéo theo là cả nền kinh tế Hoa kỳ đổ vỡ theo.

Hậu quả đó cũng nhấn chìm luôn nhiều nhà tỷ phú hay triệu phú của Mỹ và các nước, những người cũng chuyên chơi trò ăn xổi, bám theo, đầu tư vào đây mà cam chịu thất bại.

Hay ở Trung Quốc nhiều cán bộ lãnh đạo còn giám đem tiền công đi Ma cao hay Hồng Kông đánh bạc, bao bồ nhí v.v…để rồi bị tội chết nhục nhã. Người ta nói “mua danh ba vạn, bán danh …không đồng nào”.

Những điều đáng nói là hậu quả cuối cùng kẻ gây ra nó dù đã phải ngồi tù nhục nhã nhưng cái chính là tai họa lại giáng xuống đầu người dân vô tội hôm nay.

Biết bao quốc gia, nơi mà người dân phải è cổ gánh chịu sự suy sụp của nền kinh tế đang đổ vỡ bằng cách bỏ hàng nghìn tỷ đô-la tiền thuế, những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà bao năm làm lụng vất vả đóng cho nhà nước mà vất vào đây nên họ là người tay trắng nay càng trắng tay hơn, cuộc sống bi thảm hơn.

Quay về sự kiện ông cựu tổng thống Nam hàn Roh Moo-Huyn thì như ông nói: “Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ và chính những gì ông đấu tranh chống tham nhũng ở quốc gia này sau nhiều năm đã đưa ông trở thành vị Tổng thống được nhân dân yêu quý.

Ông Roh Gun-ho, con trai cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, đang giữ di hài cha mình.

Nhưng rồi sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Ông Roh thành công nhờ xây dựng được niềm tin của công chúng vào ông như là một chính trị gia trong sạch và cái chết của ông được mô tả là gây sốc cho cả nước, từ hôm 23-5, người dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã khóc khi quan tài ông đi qua.

Ông nói, ông chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm ấy khi không còn là Tổng thống. Người ta đang tranh cãi việc truy tìm gắt gao sự vụ này có những động cơ chính trị, nhưng, rõ ràng cũng phải thừa nhận một điều không thể chối cãi được là đã có những khoản tiền lọt vào nhà ông, nó đã đi qua những người thân nhất, là vợ, là con trai, là cháu rể, là trợ lý của chính ông.

Như vậy, cho dù ông có không trực tiếp cầm tiền và làm việc mờ ám này thì chính những người thân, các cộng sự của ông vì tham lam trước đồng tiền đã đưa đẩy ông để ngã vực, bỏ lại sự nghiệp và tiếng thơm, lòng tin của nhân dân Nam Triều-tiên đã dành cho ông xưa nay. Đau xót chính là ở chỗ này. Thật là chua xót! 

Có người đặt câu hỏi, những khó khăn ấy, chúng “khó” đến mức nào? Có người cho rằng, ông Tổng Thống không phải là người trực tiếp cầm lấy những đồng tiền hối lộ. Thậm chí, như một số nhà báo đã viết, ông Roh Moo-hyun “chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm khi ông không còn là Tổng thống”.

Cái khó khăn mà ông nói ở đây chính là sự vật lộn của cuộc đấu tranh giằng co giữa cái xấu và cái tốt, giữa danh dự  nhơ uế, giữa cái chân thiện mỹ và sự xấu xa mà chính ông đã luôn đứng về cái tốt, cái đẹp và hết mình bảo vệ nó vun đắp nó.

Ông đã chọn cái chết và sự xin lỗi sâu sắc trước Nhân dân và bạn bè yêu quý của ông. Cho nên, mọi người Hàn Quốc và nhiều người trên thế gian này vẫn tin vào đức tính tốt đẹp của ông xưa nay và chấp nhận dễ dàng lời xin lỗi của ông hôm nay.

Người ta thương tiếc ông chính là ở điều này, chẳng phải ở nghi thức nhà nước đã dành cho ông trong tang điếu và lời văn muộn mằn cố chắt lọc của đối thủ mà hôm nay đang thay ông cầm lái đất nước này. Người ta tiếc là chỉ với 6 triệu đô-la vợ con ông cầm của người bạn, đâu có đến 10 triệu Đô-la như vụ hối lộ, “lại quả” hay ngụy biện đó là tiền “hoa hồng” cho đối tác mà khiến ông chọn cách ra đi này?

Vấn đề không chỉ là trái hay không trái những “quy định” hiện hành vốn đang có nhiều khoảng trống là nhận “tiền hối lộ” hay “tiền hoa hồng” hay núp dưới bất kỳ danh nghĩa nào thì bản chất của sự việc vẫn chỉ là một: nhận hội lộ và một nhà lãnh đạo nghiêm minh không nên để vợ con làm những việc mà dư luận có thể “nghi” về tính khách quan chứ đừng nói là tự tay cầm lấy nó.

Chuyện ngài cố Tổng thống không cần để đợi đến khi nhân dân hay tòa án phải đưa ra chứng cứ, mà tự ông đã giám nhận trách nhiệm, toàn án lương tâm ông đã tự phán xử, ông đã từ tậm đáy lòng mình biết xấu hổ và tự phán quyết tội của chính mình là để vợ con và người thân làm việc bất minh, tội lỗi. ông gánh chịu hình phạt, tự chất vấn mình mà không cần biện minh vòng vo.

Ông là Tổng thống và ông vẫn là người tự quyết định cái đúng cái sai và chịu trách nhiệm trước đất nước và nhân dân mình, đâu có thể biện minh kiểu “chiếu cố công trạng đóng góp cho đất nước”, hay hãy để ông được “hạ cánh an toàn”.  Đó là bản chất chân thiện mỹ của chính ông nên bạn bè và nhân dân đã đứng dài hai bên đường khóc và tiễn đưa ông như là sự chấp nhận lời xin lỗi cao đẹp đó.

Ở nước ta, Hồ Chủ tịch và bao nhà lãnh đạo cao quý khác là tấm gương của thanh liêm, đức cần kiệm liêm chính, hết lòng vì nước vì dân nên khi ra đi được cả nước thương tiếc, thế giới  nghiêng mình. Nhưng con người như thế sống thanh bạch, thà chết chứ không để danh dự lu mờ, luôn phụng thờ giá trị đạo đức chân thiện mỹ và trách nhiệm với nước với dân.

Riêng tôi muốn qua Báo Lao Động, một tờ báo được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý, một tờ báo luôn tôn trọng các giá trị đạo đức vì nước, vì dân để xin nghiêng mình chia tay ông và vẫn trâng trọng quý mến ông vì sự sám-hối đến cao độ và trong việc chọn cái chết để bảo toàn tính chân thiện mỹ, để lại bài học đạo đức cho đời và vòng hoa của tôi dâng đến mộ ông là mấy chữ vàng: “Tôi nghiêng mình trước cái chết trong thanh tao và luôn biết sám hối và thực hành chân thiện mỹ !”.

Ngày 29 tháng 5 năm năm 2009.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật