Nga chứng tỏ châu Âu không thể thiếu Nga

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan điểm này của Nga rõ ràng hơn những khái niệm về “tiêu chuẩn kép“ của Mỹ.
Nga chứng tỏ châu Âu không thể thiếu Nga
Tổng thống Nga Putin

Châu Âu tăng cường an ninh nội địa

Sau cuộc tuần hành lịch sử tại nước Pháp, châu Âu bày tỏ quyết tâm chống khủ‌ng b‌ố, các chính khách bắt đầu bắt tay vào công việc thực hiện quyết tâm đó của mình. Thay vì gửi đi các lời tuyên chiến, các hành động điều quân và khí tài rầm rộ, họ tăng cường cảnh sát và các hoạt động an ninh.

"Nguy cơ khủ‌ng b‌ố tại Pháp vẫn tồn tại" - đó là lời tuyên bố chắc nịch của Thủ tướng Pháp Manuel Valls ngày 12/1/2015. Ông Valls khẳng định Kế hoạch chống khủ‌ng b‌ố sẽ được tiến hành ở mức cao nhất. Cụ thể, Pháp tăng gần 1 vạn quân - quân số cao nhất từ trước đến nay cho các chiến dịch chống khủ‌ng b‌ố. Nhưng không phải điều đến Trung Đông như các chiến dịch của NATO, họ điều quân đến các tòa soạn, công sở, nhà thờ Do Thái, Hồi giáo... tất cả những địa điểm có thể coi là mục tiêu của khủ‌ng b‌ố.

Trong khi đó, Đức nêu đề xuất tất cả các cơ quan tình báo của châu Âu và quốc tế phải hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, thành lập một mạng lưới thông tin toàn cầu để kiểm soát các nguy cơ, đặc biệt về việc trao đổi dữ liệu về các hành khách đi máy bay hay các phương tiện nhập cư khác.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ nội vụ liên bang Đức, Thomas de Maiziere cho biết an ninh quốc gia này đã được gia tăng ở mức trên 200%. Berlin đảm bảo họ có đầy đủ sự chuẩn bị để ứng phó mọi trường hợp bất trắc. Đức đã lên danh sách ít nhất 260 đối tượng nguy hiểm.

Còn phía Anh, Thủ tướng David Cameron ngày 12/1 đã cam kết gia tăng quyền hạn cho các cơ quan an ninh và tình báo, trao cho họ mọi đặc quyền và các trang thiết bị cần thiết để chống khủ‌ng b‌ố.

Về phía Italy, người đứng đầu lực lượng cảnh sát nước này, ông Alessandro Pansa cho biết chính phủ đã thắt chặt và tăng cường an ninh ở mức tối đa trên cả nước. Cảnh sát, quân đội đang tuần tra 24/24 trên tất cả các tuyến phố.

Cả châu Âu đang sôi sục, chưa bao giờ sự cảnh giác đề phòng cao đến như vậy. Và đó là những biện pháp mang tính tình thế, nhưng cần kíp để đối phó với những mối nguy trước mắt. Tuy nhiên, sẽ không thể duy trì tình trạng đó mãi mãi, châu Âu cần có một giải pháp lâu dài hơn và dứt điểm đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan IS hay các tổ chức Hồi giáo khác.

Sự xuất hiện của Nga

Thời gian qua, Moscow dường như im hơi lặng tiếng trong cuộc đối đầu Nga - phương Tây, họ không đưa ra bất kỳ bình luận, đánh giá nào về các ý kiến mà Tổng thống Pháp hay Thủ tướng Đức kêu gọi trong việc gỡ bỏ các biện pháp cấm vận. Đó là việc của châu Âu, và Nga để cho EU tự dàn xếp với nhau.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, Nga bắt đầu quay lại vũ đài quốc tế với vai trò và vị thế của một nước lớn. Ngày 12/1/2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng châu Âu đang đối diện với nhiều thách thức nguy hiểm, và là một cường quốc trong khu vực, Nga nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm.

Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, đã đến lúc khôi phục mối quan hệ hợp tác chống khủ‌ng b‌ố giữa Moscow và phương Tây. Ông Lavrov nhắc lại việc cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến mối quan hệ giữa hai bên bị đình lại, và bác bỏ các tư tưởng cho rằng nga phải thay đổi lập trường về Ukraine thì mới có thể hàn gắn mối quan hệ chống khủ‌ng b‌ố.

Ông Lavrov khẳng định: "Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ có lợi cho hòa bình thế giới. Moscow mong muốn nhận được những thái độ tích cực từ Brussel".

Còn nhớ hồi tháng 9/2014, khi Mỹ chủ trì cuộc họp Ngoại trưởng tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo IS, lúc đó có Ngoại trưởng Nga tham dự, Washington đã mời Moscow đứng chung hàng ngũ của mình, và đề nghị Nga sử dụng không lực từ các căn cứ ở Syria để tấn công IS. Nhưng Nga đã thẳng thừng từ chối.

Khi đó, truyền thông phương Tây đã đồng loạt lên án Moscow về việc bàng quan trước vận mệnh của thế giới văn minh, không hoàn thành sứ mệnh của nước lớn, và nhiều người theo đuổi thuyết âm mưu và bài Nga cho rằng Moscow chính là kẻ đứng sau IS gây ra cuộc khủng hoảng ở Trung Đông hiện tại.

Nhưng vào thời điểm hiện tại, Nga đã xuất hiện một cách khôn ngoan và phù hợp. Các luận điệu bắt bẻ Nga trước đây sẽ bị phản bác thuyết phục nhất bằng việc Nga hối thúc các nước châu Âu nối lại quan hệ cùng hợp tác chống khủ‌ng b‌ố.

Nga đang một lần nữa khẳng định rằng họ không quan tâm đến các cuộc chiến hải ngoại, nơi mà mục đích trong sáng chống khủ‌ng b‌ố đang bị biến tướng để phục vụ các ý đồ địa chính trị dưới bàn tay nhào nặn của Mỹ.

Nga chỉ quan tâm đến an ninh, lợi ích của quốc gia mình. Và hiện tại, an ninh của Nga bị ảnh hưởng bởi châu lục họ đứng chung đang bị khủ‌ng b‌ố đe dọa.

Cần chú ý một điều, khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đứng chung hàng ngũ các lãnh đạo tuần hành trên đường phố Paris, Moscow đã tỏ ra khó chịu. Họ chỉ trích một khi Kiev chưa làm sáng tỏ vụ tấn công làm chết 40 người ở Odessa (do tổ chức cực đoan Pravy Sector thực hiện) thì khi đó Kiev chưa đủ tư cách đứng về phía lực lượng chống khủ‌ng b‌ố.

Đến lúc này, quan điểm của Nga đã rõ ràng. Trong mắt họ, khủ‌ng b‌ố là những thế lực mang lại sự bất ổn với thế giới, lấy đi mạng sống, an toàn của người dân trên mỗi quốc gia, bất kể đó là Hồi giáo cực đoan, dân tộc cực đoan hay là gì đi nữa. Quan điểm này của Nga rõ ràng hơn những khái niệm về "tiêu chuẩn kép" của Mỹ.

Chưa biết Nga sẽ thể hiện những gì, và EU sẽ hoan nghênh họ như thế nào, nhưng Nga đã vào cuộc một cách rõ ràng, nhất quán, và cách họ ngoại giao, lựa chọn thời điểm đã chứng tỏ họ nắm tình thế một cách chủ động và đầy khôn ngoan.

Ukraine tiếp tục mắc kẹt

Việc Nga đề nghị hợp tác chống khủ‌ng b‌ố với châu Âu, và diễn biến của việc một loạt quốc gia EU muốn gỡ bỏ cấm vận với Nga, đặc biệt là việc Bộ trưởng nông nghiệp Đức hi vọng Nga sẽ giảm nhẹ các biện pháp trả đũa với nông sản nước này cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và EU ngày càng có nhiều biểu hiện tan băng.

Nút thắt cuối cùng trong việc nối lại quan hệ là hai bên đạt được những thỏa thuận giải quyết vấn đề Ukraine, cụ thể như tại cuộc họp 4 Ngoại trưởng ngày 12/1/2015: chấm dứt xung đột theo thỏa thuận Minsk, giữ nguyên hiện trạng, và tái thiết miền Đông.

Nga đã xuống nước trong việc tuyên bố họ không có tơ tưởng gì về cái gọi là "Nước Nga Mới" như những người ly khai tuyên bố. Moscow cũng không có dụng ý mở ra một vùng đệm nối liền từ biên giới Nga, qua Donetsk, Lugansk, Odessa và tới Crimea. Tổng thống Putin chỉ khẳng định chiến công duy nhất là đưa được bán đảo Crimea "về với cố quốc".

Và Tổng thống Pháp đã phải thừa nhận rằng ông tin tưởng Tổng thống Putin, và nhắc lại câu nói mà cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush nhận định về Tổng thống Nga: "Nhìn sâu vào đôi mắt của người đàn ông này, tôi cảm thấy sự trung thực và khiến người ta tin tưởng."

Thậm chí, Nga còn cân nhắc việc dẫn độ cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych về nước khi nhận được thông báo truy nã toàn cầu của Interpol. Nga đã bày tỏ thiện chí với Ukraine và cả phương Tây như vậy đấy.

Một khi Nga đã không quyết tâm thôn tính Donbass, thì EU cũng không có lý do đôi co thêm với Nga để chuốc thêm thiệt hại. Và dường như, các thành viên của EU đang thay nhau bẻ gãy từng mũi nhọn chống Nga trong chính quyền Kiev.

Ngày 9/1/2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Ukraine ars‌eny Yatsenyuk, sau cuộc gặp gỡ này, Ukraine có thêm 500 triệu euro.

Sau đó, trong cuộc tuần hành ở Pháp, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức đã có cuộc gặp riêng nhanh chóng với Tổng thống Ukraine Poroshenko. Có thể thấy rằng, nội bộ Kiev có những sự chồng lấn, dẫm đạp lên nhau về quyền lực. Nhưng bất chấp họ tranh giành với nhau thế nào, thì EU đang ép Ukraine phải đi theo con đường mà EU định hướng.

Điều duy nhất mà Kiev có thể mong đợi vào lúc này là trông chờ sự giúp đỡ từ Mỹ. Nhưng từ kỳ nghỉ Giáng Sinh và Năm Mới cho đến nay, dường như Washington đã quên mất Ukraine, và các lời hứa của họ về viện trợ vũ khí sát thương hay tài chính đều không được thực hiện, dù chỉ là một viên đạn hay tờ 1 USD.

Sự lúng túng của Ukraine còn thể hiện ở chỗ, họ được phép lựa chọn khách mời cho cuộc đàm phán thượng đỉnh 4 bên sắp tới, nhưng họ không thể mời được đại diện nào của Washington, dù là Phó Tổng thống Joe Biden, người đã thường xuyên qua lại Kiev.

Ukraine đang mắc kẹt trong tình trạng ngày càng tan băng mối quan hệ giữa Nga và EU. Đến lúc này, Kiev phải nhìn nhận thực tế rằng từ đầu cuộc, EU là người cưu mang họ cho đến thời điểm này. Và một khi EU đã không muốn tiếp tục cuộc chơi, càng cố gắng ngoan cố, Kiev sẽ đứng trước nguy cơ... mất tất cả.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật