Bộ ba vũ khí ‘khủng’ của hải quân Trung Quốc khiến Mỹ dè chừng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong nỗ lực nâng cấp sức mạnh, hải quân Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những khí tài mà họ coi như là những móng vuốt sắc nhọn giúp cho họ thêm tự tin trên biển. Báo Mỹ liệt kê ra 3 loại vũ khí đáng để hải quân Mỹ phải dè chừng.
Bộ ba vũ khí ‘khủng’ của hải quân Trung Quốc khiến Mỹ dè chừng
Hộ tống hạm lớp 056, chiến hạm “mắn đẻ“ nhất thế giới.
Lớp 052C/D Lá chắn phòng không của hạm đội

Mục tiêu của Trung Quốc khi đóng lớp tàu 052C/D là để phòng không cấp hạm đội, đặc biệt là bảo vệ tàu sân bay trong đội hình chiến đấu. Chiến hạm của Trung Quốc được cho là có sức mạnh phòng thủ ngang tầm với các tàu chiến Arleigh Burke của Mỹ và Daring  của Anh.

Lớp 052C/D được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến HHQ-9 (biến thể của hệ thống HQ-9 trên đất liền) cho phép tấn công tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa tới 200km, độ cao tối đa 30km. Theo một số nguồn tin, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.

Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ tên lửa khởi động.  Trong tác chiến chống tàu mặt nước, lớp 052C/D được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, lớp 052C/D còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Lớp 052C/D cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.

Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của lớp 052C/D trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Sáu tàu thuộc lớp 052C/D đã được đóng hiện nay, Trung Quốc có kế hoạch đóng thêm 3 chiếc nữa.

Chiến đấu cơ "cá mập bay" J-15

Câu hỏi đặt ra khi phát triển tàu sân bay Liêu Ninh là Trung Quốc hoàn toàn không có một chiếc máy bay nào có thể cất cánh trên tàu sân bay của chính mình. Trung Quốc bắt tay vào phát triển một loại máy bay vừa là máy bay ném bom vừa là máy bay tiêm kích để trang bị trên tàu sân bay của mình.

Ban đầu Trung Quốc muốn mua máy bay chiến đấu Su-33 của Nga một hậu duệ của tượng đài Su-27 nổi tiếng. Ở Nga Su-33 được dùng để trang bị trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nga không bán Su-33 cho Trung Quốc vì họ nhái Su-27 thành J-11B.

Nhìn bề ngoài J-15 hao hao giống Su-27 của Nga tuy nhiên bên trong mọi thứ đều là của Trung Quốc. Radar mảng pha AESA, hệ thống điện tử, hệ thống theo dõi mục tiêu, thậm chí vũ khí đều được chế tạo tại Trung Quốc. J-15 sử dụng 2 động cơ WS-10 được Trung Quốc trang bị trên máy bay J-10. Khi cất cánh từ mặt đất J-15 được cho là có khả năng "vác" theo 12 tấn vũ khí.

Thật không may Liêu Ninh lại hạn chế các khả năng của J-15. Là loại tàu sân bay cũ của Liên Xô nên Liêu Ninh không hề được trang bị máy phóng. Kết quả là để được bay từ tàu sân bay Liêu Ninh J-15 chỉ được mang theo 2 tấn vũ khí. J-15 cũng có thể cất cánh từ Liêu Ninh và mang theo đầy đủ vũ khí nhưng với số lượng nhiên liệu rất ít. Điều đó là thảm họa khi mà Trung Quốc hiện không có khả năng tiếp dầu trên không.

Tính đến tháng 10 năm 2014, chỉ có 11 chiếc J-15 được biên chế trong hải quân Trung Quốc. Một con số quá nhỏ bế cho tham vọng tàu sân bay.

Hộ tống hạm lớp 056 Jiangdao

Tàu thuộc lớp 056 có thể không phải là hộ tống hạm tốt nhất thế giới, nhưng chắc chắn là loại tàu "mắn đẻ" nhất. Ít nhất 23 tàu lớp 056 được đóng, trong đó 11 chiếc hoàn thành trong năm 2014. Tổng số tàu lớp 056 mà Trung Quốc sẽ đóng có thể lên đến hơn 50 chiếc, tính cho tới năm 2018.

Chương trình hộ tống hạm lớp 056 được lên kế hoạch để thay thế cho loại tàu tuần tra lớp 037 đã lạc hậu. Mục tiêu của Trung Quốc là dùng số lượng để tuần tra các vùng biển tranh chấp với láng giềng. vũ khí chính của lớp 056 là pháo hạm 76mm H/PJ-26 được sao chép từ pháo hạm AK-176 76mm của Nga được phát triển bởi viện cơ điện Trịnh Châu(viện 713). Pháo có tốc độ bắn khoảng 120 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km. vũ khí uy lực nhất trên lớp 056 là 4 tên lửa chống hạm YJ-83, đây là một tên lửa nhiên liệu rắn tầm bắn khoảng 200km, nó được dẫn hướng kết hợp giữa dẫn hướng quán tính và radar chủ động giai đoạn cuối. Tàu được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ với 3 ống phóng/cụm.

Về vũ khí phòng thủ, Type 056 chỉ được trang bị một bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N với 8 tên lửa sẵn sàng phóng. Hệ thống FL-3000N có phạm vi tác chiến tối đa 9km tầm cao 3,5km. FL-3000N được bố trí ở boong tàu phía sau trên sàn đáp cho trực thăng. Tàu thuộc lớp 056 cũng có khả năng săn ngầm. Tàu tiêu chuẩn thuộc lớp 056 trang bị một thân tàu có chứa sonar, sân bay đậu trực thăng chống ngầm mang theo một máy bay Z-9 và 6 ngư lôi chống ngầm được trang bị. Trung Quốc cũng đã cho ra mắt một biến thể chuyên chống ngầm. Một phiên bản khác của lớp 056 được Trung quốc thiết kế dành cho lực lượng cảnh sát biển đã được phát hiện tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố gần Quảng Châu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật