Mỹ muốn bàn gì với liên minh chống IS ở Brussels?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lần đầu tiên từ khi thành lập liên minh mới chống IS, Ngoại trưởng Mỹ cùng các ngoại trưởng đồng minh sẽ nhóm họp để bàn bạc.
Mỹ muốn bàn gì với liên minh chống IS ở Brussels?
Ngoại trưởng Mỹ

Thế bí của Mỹ trên chiến trường

Trong tuần tới, dự kiến vào đầu tháng 12/2014, các Ngoại trưởng của những quốc gia tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo IS do Mỹ đứng đầu sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ).

Đây là cuộc họp chung đầu tiên kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến nhằm vào tổ chức Hồi giáo cực đoan này, tính đến nay đã gần 2 tháng. Dự kiến, cuộc họp sẽ do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chủ trì, các ngoại trưởng sẽ được nghe báo cáo từ quân đội Mỹ về diễn biến cuộc chiến và cùng thảo luận những vấn đề còn tồn đọng.

Có thể dự đoán rằng cuộc họp này sẽ không vui vẻ, vì kết quả chiến trường cho thấy họ không có gì để chúc mừng lẫn nhau. Một tháng đầu tiên của cuộc chiến, Mỹ tiêu tốn gần 1 tỷ USD và hiệu quả là không đáng kể.

Tháng tiếp theo, có thể số tiền mà Mỹ bỏ ra sẽ được công bố trong cuộc họp này, và hoàn toàn có khả năng sẽ vượt số tiền của 1 tháng trước khi Washington dồn nhiều công sức cho việc vũ trang quân đội Iraq và người Kurd, cũng như huấn luyện những đội quân này.

Có vẻ như Iraq tiếp tục tạo niềm tin cho nước Mỹ và đồng minh khi họ giành được nhiều chiến thắng quan trọng, nhưng cục diện ở quốc gia này chưa có nhiều cải thiện. Iraq mới chỉ dừng ở bước phá vây, giải nguy, chưa đủ năng lực để triển khai giai đoạn phản công, truy quét.

Tình hình còn tệ hơn ở Syria, được coi là đại bản doanh, cái nôi của tổ chức IS, hiện chưa có điều gì cho thấy các lực lượng vũ trang địa phương có thể đủ sức đương đầu, ngay cả quân đội chính quy của chính phủ Syria - vốn không tham gia liên minh và quân đội của người Kurd hay những lực lượng vũ trang do Mỹ tạo dựng trước đó.

Đó là những thực tế chiến trường thể hiện, còn trong nội bộ Washington, chính quyền của Tổng thống Obama đang bị chỉ trích nặng nề từ những nghị sĩ Cộng hòa ở Quốc hội lưỡng viện về kết quả của cuộc chiến. IS là cái cớ để phe Cộng hòa gây sức ép hoặc đả kích uy tín của Obama và chính quyền đảng Dân chủ.

Mỹ muốn gì ở đồng minh

Những thực tế đó cho thấy nước Mỹ đang gặp khó với bài toán IS. Họ cần một lực lượng đủ mạnh ở trên bộ để làm chủ chiến trường mặt đất, khi đó các hoạt động không kích mới mang lại hiệu quả.

Chiến thuật bộ binh - không quân này đã được chứng minh tính hữu dụng trong nhiều cuộc chiến tranh Mỹ phát động trước đây. Và ngay tại Kobani (Syria), người Kurd đã được giải nguy bởi lực lượng mặt đất của họ có sự trợ giúp của quân đội Mỹ.

Nhưng khó khăn đặt ra, lực lượng nào có thể giúp Mỹ giải quyết bài toán mặt đất? Iraq và người Kurd là không đủ, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có thể triển khai quân nhanh nhất, hiệu quả nhất để tham chiến vào Syria đã từ chối. Vậy chỉ còn nước đưa bộ binh Mỹ vào cuộc.

Chỉ không kích IS là không đủ để mang lại chiến thắng Tuy nhiên, hành động này sẽ đẩy cuộc chiến vượt xa tầm kiểm soát, chiến phí sẽ tăng đột biến từng ngày. Và Chính phủ Obama cũng như tương lai cho khả năng chiến thắng của Đảng Dân chủ cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016 sẽ là mờ mịt, nếu bộ binh không phát huy được hiệu quả.

Lầu Năm Góc đã từng nhắc đến việc cần phải có một lực lượng dưới mặt đất đủ mạnh. Nhưng quan trọng, ai sẽ là người gánh vác trách nhiệm. Và nếu bộ binh Mỹ tham gia, những đồng minh thân cận của họ trong liên minh chống IS sẽ giúp đỡ thế nào?

Trước đây, hồi giữa tháng 11, Mỹ đã nhắc tới khả năng này. Nhưng Canada đã im lặng, không bình luận về việc có giúp đỡ Mỹ hay không. Và tuần vừa qua, Canada đã không tiếp tục không kích IS, chỉ dừng lại ở các hoạt động bay hộ tống.

Trong cuộc gặp gỡ sắp tới, điều quan trọng nhất không phải báo cáo cho nhau nghe về chiến lược, được mất trong cuộc chiến này, mà cụ thể, Washington muốn đưa thực tế chiến trường lên bàn đàm phán, và ngã giá về việc những hành động cụ thể nào sẽ được đồng minh giúp đỡ.

Tương tự như trong cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố ở Afghanistan, cuộc chiến ở Iraq, các đồng minh phương Tây đã gửi hỗ trợ Mỹ nhiều binh sỹ và khí tài chiến tranh. Có lẽ Ngoại trưởng John Kerry sẽ một lần nữa đóng vai sứ giả , để đàm phán về những hành động tương tự với những đồng minh của mình, trước khi mở rộng quy mô của cuộc chiến.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật