Ăn ốc biển có độc không?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ăn ốc biển có độc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết chia sẻ dưới đây.
Ăn ốc biển có độc không?
Ăn ốc biển có độc không?

Ăn ốc biển có độc không?

Thời gian gần đây, có một số trường hợp ngộ độc và t‌ử von‌g sau khi ăn ốc biển. Điều này khiến nhiều người lo lắng và quan tâm hơn về vấn đề này. Liệu ăn ốc biển có độc không?

Ốc biển là một tên gọi chỉ chung cho các loài ốc thường sống trong môi trường nước mặn, nói cách khác động vật thân mềm sống ở biển. Lớp phân loại Gastropoda cũng bao gồm ốc sống trong môi trường sống khác, chẳng hạn như ốc sên đất và ốc nước ngọt. Nhiều loài ốc biển có thể ăn được và được khai thác, thu hoạch như các nguồn thực phẩm của con người.

Nhiều loài ốc biển có thể mang độc tố, độc tố trong ốc biển có thể gây dị ứng, thậm chí ngộ độc tối cấp, nguy kịch cho người bệnh đặc biệt là vào đầu mùa.

Theo các nhà nghiên cứu ở viện Hải dương học Nha Trang cho biết, cho đến thời điểm này viện đã phát hiện khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.

Trong một số trường hợp, độc tố của ốc không bị phân hủy trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao khi chế biến. Đến nay Việt Nam đã xác định được ít nhất ba loài ốc cối (Conus) chứa độc tố dưới dạng nọc độc có khả năng gây chết người.

Một số loài ốc chỉ độc ở bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt), dẫn đến ngộ độc do con người bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Cũng có những loài ốc luôn luôn độc và hết sức nguy hiểm nếu vô tình ăn chúng.

Hiện nay, nguồn gốc của độc tố trong các loài ốc chưa được biết rõ ràng do chúng có tính chất khá phức tạp: Không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài đều mang độc tố và độc tố cũng khác biệt trong từng cá thể.

Nguyên nhân của tính chất phức tạp này có thể do độc tố của ốc cũng có nguồn gốc từ vi sinh vật cộng sinh.

Một số loại ốc biển có chứa độc tố

Một số loài ốc chỉ độc ở bộ phận nhất định (thường là tuyến nước bọt). Sở dĩ dẫn đến ngộ độc với các loài này là do con người bất cẩn, không loại bỏ phần độc trước khi ăn. Nhưng cũng có những loài ốc luôn luôn độc và hết sức nguy hiểm đến tính mạng nếu chúng ta vô tình ăn chúng.

Gần đây, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)...

Tùy từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...), hoặc tetrodotoxin (độc tố cá nóc, mực đốm xanh hay con so...). Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin.

Trong khi đó, độc tố của ốc tù và (Charronia sauliae), ốc hương Nhật Bản (Babylonia japonica), ốc tù và gai miệng đỏ (Tutufa lissostoma), ốc bùn (Niotha, Zeuxis), ốc ngọc (Natica và Polinices didyma) lại là tetrodotoxin.

Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, không hề bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao nên vẫn tồn tại trong sản phẩm thức ăn đã được chế biến, xào nấu hay thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp.

Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép là một loại ốc biển có kích cỡ loại nhỏ, có màu sắc sặc sỡ, phân bố ở vùng biển miền Trung nước ta, đặc biệt tập trung ở vùng Quảng Nam, thường xuất hiện trên vùng biển từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hằng năm. Ốc ruốc thường được người dân sử dụng làm thức ăn, vì vậy trong quá trình chế biến cần lưu ý loại bỏ sạch tạp chất bám trên con ốc để tránh gây ngộ độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật