Tin liên quan
Phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại và Hòa giải Trung Đông được tổ chức từ ngày 4/11 tại thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq với sự tham dự của lãnh đạo 12 quốc gia, Tổng thống Masoum nhấn mạnh rằng cả thế giới đang quan tâm ủng hộ Iraq trong cuộc chiến chống lại tổ chức thánh chiến cực đoan này.
Trong khi đó, người dân Iraq vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc chiến này do các mâu thuẫn cũ và các vấn đề nhạy cảm.
Tổng thống Masoum kêu gọi các lực lượng chính trị trong nước cũng như các thể chế nhà nước chủ chốt đạt được đồng thuận thuận nhằm thực hiện hòa giải dân tộc, tiến tới khôi phục nền hòa bình dân sự. Nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi xem xét lại một số điều luật nhằm thúc đẩy hòa giải, dựa vào các kinh nghiệm thành công của Nam Phi và Ireland.
Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Selim al-Jabouri cho rằng các lực lượng chính trị tại Iraq cần tiến hành đánh giá tình hình trong nước và khởi động "dự án quốc gia" về hòa giải và đối thoại dân tộc.
Ông Jabouri nhấn mạnh rằng hòa giải dân tộc "đòi hỏi sự dũng cảm và quyết tâm cao" đồng thời cho rằng những người ủng hộ dự án này cũng cần "can đảm và vượt qua tất cả những điều cấm kỵ hoặc ranh giới đỏ."
Chủ tịch Quốc hội Iraq cũng nhận định quốc gia vùng Vịnh này đang phải đối mặt với cuộc "khủng hoảng niềm tin", trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ việc các đảng phái chính trị thiếu các kênh tiếp xúc và liên lạc.
Theo ông Jabouri, cuộc khủng hoảng này đã lan từ tầng lớp chính trị sang công chúng và cắm rễ sâu để trở thành một cuộc "khủng hoảng xã hội sâu sắc"