Theo đó, tại Iran, từ năm 2012 đã cấm phụ nữ không được “bén mảng” tới các sân đấu bóng chuyền, cũng như mở rộng lệnh cấm tương tự với các trận đấu bóng đá vốn đã tồn tại từ lâu.
Giới chức Tehran cho rằng phụ nữ phải biết “bảo vệ” mình trước những hành động dâּm dụּc của người hâm mộ nam, do vậy, họ không được phép xuất hiện trong những sự kiện có sự góp mặt của nhiều nam giới như trận đấu bóng đá hay bóng chuyền.
Phản ứng trước phán quyết nói trên, Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ thực sự lo ngại về án tù.
Trong khi đó, Tổ chức Ân xá Quốc tế thì coi cô Ghavami là tù nhân lương tâm và kêu gọi giới chức Iran thả cô ngay lập tức. Được biết, đã có hơn 700.000 người ký vào lá đơn trực tuyến ủng hộ lời kêu gọi phóng thích Ghavami.
Cô Ghavami cùng một nhóm phụ nữ đã cố gắng vào xem trận đấu bóng chuyền giữa Iran với Italia vào ngày 20/6. Sau đó, nhóm này đã bị bắt giữ và bị cho là phải chịu đánh đập trước khi được thả.
Riêng Ghavami bị bắt lại sau đó và phải chịu xét xử trước tòa. Cô từng tuyệt thực hồi tháng Mười trong quá trình bị bắt giữ trước đó để phản đối sự bất công mà cô phải chịu.