Dự án bỏ hoang nhưng dân không có nhà ở

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Của đau con xót trước tính trạng hàng trăm dự án để hoang hóa cả chục năm, trong khi dân thì không có nhà ở, ĐBQH Đỗ Văn Đương phẫn nộ: “Thế là lừa dân, lừa cả Nhà nước. Như vậy là đại lừa”. Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của QH đề nghị đưa vào luật các hành vi bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự trong kinh doanh bất động sản, như: Huy động chiếm dụng vốn trái phép; không thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Dự án bỏ hoang nhưng dân không có nhà ở
ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Thế là lừa dân, lừa cả Nhà nước”. Ảnh: LĐO

Nhà công vụ: cứ ở rồi chiếm

Hai dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được đưa ra Quốc hội ngày 24.10, hầu hết các ý kiến của các vị ĐBQH đều gắn với câu chuyện thời sự là nhà công vụ, nhà ở xã hội… và đặc biệt là tình trạng hàng ngàn dự án BĐS đang bỏ hoang. ĐHQH Chu Sơn Hà nêu ra một bất hợp lý xung quanh vấn đề nhà công vụ đang nhức nhối dư luận “Cùng là cán bộ nhưng hưởng nhà công vụ lại khác nhau”.

Ông dẫn chứng ngay tại Hà Nội, nơi “các đồng chí ở quận, huyện khi lên nội đô công tác được thuê nhà với giá 4 triệu đồng. Chưa kể thụ hưởng nhiều ưu đãi về điện, nước, dịch vụ y tế. Trong khi đó, các đồng chí được điều đi công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo thì điều kiện sống lại vô cùng khó khăn”.

Ông Hà cho rằng, nhà công vụ cần được đầu tư tại vùng sâu, xa, vùng khó khăn biên giới hải đảo chứ không thể phát triển tràn lan như hiện nay. ĐBQH Đỗ Bá Thuyền cũng tán đồng rằng không nên “lo tất” cho mọi đối tượng. Là Ủy viên Ủy ban Pháp Luật, ông Thuyền kiến nghị cần có chế tài xử lý chứ không thể để tiếp tục xảy ra câu chuyện “Cứ ở (nhà công vụ) rồi chiếm luôn”. ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh thì để nghị chỉ hỗ trợ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp từ Bộ trưởng trở lên.

Quỹ tài chính thứ 51?

Trong dự thảo Luật Nhà ở có đặt ra một loại quỹ là Quỹ Phát triển nhà ở xã hội. Tại phiên thảo luận, Quốc hội có hai luồng ý kiến trái chiều về loại quỹ này. ĐBQH Đỗ Văn Vẻ cho rằng, không nên thành lập quỹ này. Ông Vẻ phân tích rằng phương án huy động vốn được quy định trong luật như lấy từ trái phiếu chính phủ, vốn từ phát hành công trái, hay tiền lãi góp tiết kiệm của người mua, thuê mua nhà ở xã hội đều không khả thi.

“Quỹ này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nên lấy tiền đâu để trả lãi suất trái phiếu chính phủ? Còn nếu nói lấy tiền góp vốn tiết kiệm từ người mua nhà thì cũng không có cơ sở, vì họ có tiền thì mua đứt nhà chứ lý do gì trích tiền đóng vào quỹ” - ông Vẻ lập luận, đồng thời nêu con số thực tế có hơn 50 quỹ tài chính tương tự đang tồn tại, trong khi chưa có một báo cáo cụ thể nào về tính hiệu quả của các quỹ trên. Theo ông, việc lập thêm một quỹ tài chính ngoài ngân sách để “danh sách các loại quỹ thêm dài” là không cần thiết.

Đối với các nguồn lập quỹ, ông Đỗ Văn Vẻ cũng nói, đây là những nguồn lực nên để dành chi cho các dự án lớn của đất nước. “Không có lý do gì trích tiền ngân sách, tiền thuế đóng góp của dân để lập quỹ này chỉ để phục vụ cho một nhóm dân cư” - vị ĐBQH này khẳng định.

Đại diện cho luồng ý kiến tán thành với Quỹ Phát triển nhà ở xã hội, ĐBQH Trần Du Lịch chỉ nói giản dị rằng “Không nên bỏ qua định chế thành lập quỹ này”. Nguồn vốn cho quỹ, ông Lịch cũng giải thích đơn giản, từ việc huy động từ 3 nguồn gồm vốn ngân sách, vốn đóng góp trước thuế của doanh nghiệp và của chính người mua nhà góp tiền mua nhà trong tương lai.

Nhắc lại quyền có nhà ở của người dân, ông Lịch nói, thậm chí T.Ư còn phải có trách nhiệm hỗ trợ địa phương phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Cũng hướng tới vấn đề nhà ở xã hội, ĐBQH Lê Thị Công thì “nhìn thấy” quỹ đất nhà ở xã hội ở ngay trong hàng trăm dự án bất động sản, căn hộ đang tồn kho. “Phải kiểm soát việc phê duyệt quy hoạch, để có quỹ đất xây dựng nhà ở cho người nghèo, thu nhập thấp”- bà nói.

Thế là lừa dân, lừa cả Nhà nước !

Buổi chiều, khi Luật Kinh doanh BĐS được đặt lên bàn nghị sự, vấn đề “nóng” nhất là tình trạng dự án bỏ hoang, hay câu chuyện “dân góp tiền vào túi chủ đầu tư”. Của đau con xót trước tình trạng hàng trăm dự án để hoang cả chục năm trong khi dân thì không có nhà, trong khi Nhà nước không thu được thuế, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương phẫn nộ: “Thế là lừa dân, lừa cả Nhà nước. Như vậy là đại lừa”.

Một cách hăng hái, ông Đương đề nghị cần đưa vào trong luật các hành vi bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự trong kinh doanh bất động sản như: Huy động chiếm dụng vốn trái phép; không thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

ĐBQH Trần Du Lịch thì bắt đầu từ câu chuyện thực tế đang gây bất an cho người mua nhà, khi họ góp tiền để mua nhà, nhưng chủ đầu tư lại đem tiền làm việc khác. Ông đề nghị 3 điểm: Việc góp vốn mua nhà ở hình thành trong tương lai cần quy định bắt buộc tiền ký gửi ở ngân hàng và ghi trong hợp đồng; tiền ký gửi chỉ giải ngân khi thực hiện công trình, cấm sử dụng vào mục đích khác; và người góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng thông báo việc chủ đầu tư sử dụng tiền của họ như thế nào.

“Ở tất cả các nước họ giám sát chặt chẽ. Chủ đầu tư mang tiền góp của người dân đi làm việc khác là truy tố Hình Sự. Quy định như vậy thì Nhà nước mới bảo vệ được dân”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật