Ai cũng biết túi nilon là một trong những sản phẩm độc hại song lại được cả thế giới sử dụng vì giá thành rẻ và sự tiện lợi. Tuy nhiên, có mấy ai để ý rằng túi nilon độc hại tới mức đủ để gây ra mưa axit, ô nhiễm môi trường đất hay thậm chí giết chết các loài sinh vật cũng như chính con người.
Hãy cùng chiêm nghiệm và suy ngẫm về thông điệp được gửi gắm qua những tấm poster về túi nilon dưới đây. Chắc hẳn khi xem xong, nhiều người sẽ không khỏi giật mình vì bản thân đã tiếp tay làm hại Trái đất vô số lần.
Mỗi năm, có khoảng 5 tỷ tỷ túi nilon được sản xuất mới trên toàn cầu. Ước tính cứ 60 giây trôi qua, có một triệu loại túi này được con người sử dụng.
Thế nhưng không ít người suy nghĩ rằng, sớm hay muộn chiếc túi này cũng phân hủy và chẳng gây hại gì. Song sự thật là, túi nilon phải mất 500 - 1.000 năm mới tách thành các mảnh vụn nhỏ và từ từ phân hủy.
Trong số lượng khổng lồ túi nilon được sử dụng, chỉ có chưa tới 1% trong số chúng được tái chế và sử dụng đúng cách.
Phần còn lại được chúng ta hồn nhiên vứt ra sông, suối. Ước tính trọng lượng túi nilon bị vứt mỗi năm vào khoảng 3,5 triệu tấn và nếu nối tất cả túi nilon cũng như rác thải nhựa, ta sẽ được một sợi dây thòng lọng quấn quanh Trái đất 4 lần.
Một lượng không nhỏ túi nilon được chôn lấp xuống đất hoặc đốt cháy. Tất cả những hành động đó chỉ giúp túi nilon thải ra các chất độc như chì, cadimi, lưu huỳnh… mà thôi.
Những loại chất này bốc hơi gây mưa axit cũng như ô nhiễm môi trường đất. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây nên cái chết của các sinh vật trên mặt đất, kể cả con người.
Bức poster này khắc họa chân thực tình trạng đáng báo động về việc túi nilon bị vứt bừa bãi xuống sông, hồ, biển… Không chỉ phôi nhiễm các chất độc hại như chì, cadimi gây ô nhiễm nguồn nước, túi nilon còn là nguyên nhân giết chết các loài sinh vật biển.
Theo các nhà sinh vật học, mỗi năm có hơn một triệu các loài như cá heo, cá voi, cá mập... vĩnh viễn biến mất vì nuốt nhầm túi nilon. Trong một tương lai không xa, có lẽ khi đi câu cá thì cơ hội câu được túi nilon sẽ còn cao hơn khả năng câu được cá.
Cụ thể, trong mắt các sinh vật biển, túi nilon không khác gì những cá thể sứa ngon lành mời gọi chúng ăn thịt. Hệ quả là sau khi nuốt phải thứ sản phẩm độc hại này, sinh vật biển sẽ chết vì nhiễm độc cũng như không thể hô hấp được.
nạn nhân phổ biến nhất của túi nilon chính là cá heo và rùa biển.
Hình ảnh chú bạch tuộc bị làm phiền bởi túi nilon do người dân vứt xuống khi mua sắm vào ngày Thứ 6 đen tối - Black Friday. Tấm poster mô tả dí dỏm nhưng thấm thía một nguyên nhân khác gây nên những cái chết T.Tâm dưới đại dương: đó là việc túi nilon bám vào các sinh vật khiến khả năng di chuyển bị giảm sút đáng kể. Do vậy, chúng dễ bị kẻ thù săn đuổi và chết “oan ức”.
Chưa hết, lượng túi nilon dưới biển còn theo các dòng hải lưu đi từ vùng đất này sang vùng đất khác khiến tác hại bị nhân lên gấp bội.
Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương, lượng rác thải nhựa (chủ yếu là túi nilon) đã gia tăng 100 lần trong vòng 40 năm qua. Khi những chiếc túi trên chìm xuống, chúng phủ kín và giết chết hàng trăm quần thể san hô một cách dễ... như ăn kẹo.
"Bạn ném vào đại dương, biển khơi sẽ trả lại bạn" - Vứt túi nilon bừa bãi cũng chính là tự tay giết chết bản thân mình. Có ăn món kimbab nilon như thế này thì chúng ta mới hiểu được cảm giác của các loài sinh vật vô tình nuốt nhầm loại túi độc hại do con người thải ra.
Ở chiều ngược lại, nếu không sử dụng túi nilon, con người không chỉ loại bỏ một tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà còn tiết kiệm được nguồn tài nguyên có hạn trên Trái đất.
Theo thống kê, cứ một tấn túi nilon đổi được 2.592 lít dầu thô. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy thay đổi nhận thức và hành động ngay từ bây giờ.
Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, bạn hãy: