Do ngồi đối diện nhau nên lúc nào em ngẩng lên thì mắt cũng đặt đúng vị trí “đôi gò bồng đảo” của cô ấy.
Không biết vô tình hay cố ý mà cô ấy luôn mặc áo cổ rộng, khoét sâu nên cái chỗ ấy cứ như khiêu khích người ta. Thật tình mỗi khi nhìn cô bạn ấy, em không tập trung làm việc được mà đầu óc cứ nghĩ chuyện nọ kia rồi thấy cái đầu phừng phừng, cái mặt bừng bừng. Chẳng lẽ đó là cảm giác “muốn tới óc o” mà em hay nghe người ta nói? Sao những người khác không bị mà chỉ có một mình em bị như vậy?
Làm việc trong phòng thì cũng có lúc phải trao đổi với sếp và đồng nghiệp nhưng mỗi khi ngẩng lên thì em không có cách gì bắt mắt mình đừng nhìn cô bạn ấy. Không lẽ suốt ngày em cứ chúi nhủi vào cái bàn phiếm? Em phải làm sao để đầu óc trở lại thanh thản như trước khi cô bạn xuất hiện?
Tuấn Vũ (quận 1, TP HCM)
Bạn trẻ thân mến,
Hẳn là bạn… còn rất trẻ nên cảm xúc mới dâng trào như vậy khi đứng trước vẻ đẹp hút hồn của một người khác giới. Điều này không có gì đặc biệt bởi tất cả chúng ta, không phân biệt nam nữ, già trẻ đều yêu thích cái đẹp.
Với đàn ông nói chung và đàn ông trẻ nói riêng, khi đứng trước một người phụ nữ đẹp, gần như trăm phần trăm họ đều có xúc cảm, suy nghĩ. Ít thì nghĩ thoáng qua rằng đó là một người đẹp, nhiều thì tưởng tượng này nọ và bắt đầu mơ ước.
Nói về tưởng tượng và mơ ước thì có muôn hình, vạn trạng. Có người ước được nắm lấy bàn tay, có người ước được hôn lên đôi má, có người ước được chạm vào một nơi nào đó trên cơ thể người đẹp và cũng có không ít người đưa trí tưởng tượng phong phú của mình bay cao tận chốn bồng lai tiên cảnh để rồi ngẩn ngẩn ngơ ngơ, mặt nóng phừng phừng, đầu óc quay cuồng…
Trong trường hợp này, đúng là dân gian gọi là “muốn tới óc o” như anh bạn nói. Tuy nhiên, sự ví von này cũng có cơ sở khoa học chứ không phải nói bừa bởi não bộ (hay “óc o” theo cách gọi dân gian) chính là nơi điều khiển hoạt động tìnּh dụּc của con người.
Khi mắt nhìn vào những nơi thường được cho là biểu hiện giới tính và khả năng tìnּh dụּc của con người thì cảm giác sẽ truyền đến trung ương thần kinh để nơi đây hạ lệnh cho các dây thần kinh cảm giác hoạt động. Ngoài cái đầu phừng phừng, cái mặt bừng bừng thì tim sẽ đập loạn xạ, tay chân run rẩy, chỗ này chỗ kia cũng thay hình đổi dáng...
Tuy nhiên, chuyện đó phải xảy ra có lúc, có nơi chớ lúc nào cũng vậy thì người ta bảo mình… có vấn đề về tâm thần! Bạn hỏi, sao những người khác không bị mà chỉ một mình bạn bị như vậy? Câu trả lời là vì bạn quá mẫn cảm, cộng với việc chủ quan bạn cứ thích nhìn vào nơi ấy chứ không chịu nhìn đi chỗ khác.
Tốt nhất là bạn cần mạnh mẽ hơn; hãy xem cái “gò” ấy là trái cam, trái quýt, hay củ khoai tây gì đó chắc chắn bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng phải rèn luyện cho mình bản lĩnh, sự tập trung cao độ trong công việc, đừng để cho đầu óc rảnh rỗi rồi sinh nông nỗi.
Nếu làm không được điều đó thì bạn nên đề nghị sếp bố trí lại chỗ ngồi, chuyển bạn sang nơi khác. Trong trường hợp chuyện thay đổi chỗ ngồi là bất khả thi thì nên “bỏ nhỏ” với sếp để sếp nhắc nhở cô bạn ấy ăn mặc kín đáo hơn. Điều này vừa bảo đảm an toàn cho chị em, lại vừa không gây… hại mắt, hại não đồng nghiệp.
Cuối cùng nếu các biện pháp đều không ăn thua thì chính bạn cần lên tiếng góp ý chân tình với cô bạn ấy bởi thường người ta không đánh giá cao một người phụ nữ cố ý ăn mặc quá khêu gợi ở nơi làm việc.