Tình hình phía Trung Quốc
5h ngày 2-5, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại tọa độ 15°29’58” vĩ Bắc - 111°12’06” kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.
5h ngày 27-5, giàn khoan di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc đến 11h15 dừng lại, cách phía Đông đảo Lý Sơn 143 hải lý; cách Đông Nam đảo Tri Tôn 25 hải lý.
Ngày 1-6, giàn khoan dịch chuyển nhẹ và ổn định tại vị trí cách vị trí cũ ngày 27-5 khoảng 140m về phía Tây Tây Bắc.
Về lực lượng bảo vệ giàn khoan:
Hàng ngày, Trung Quốc sử dụng từ 30 - 137 tàu để bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có 6 dạng tàu chiến như: Khu trục tên lửa (số hiệu 169, 170); Hộ vệ tên lửa (số hiệu 523, 534, 571, 572); Tên lửa tấn công nhanh (số hiệu 752, 753); Tuần tiễu săn ngầm (số hiệu 787, 789); Quét mìn (số hiệu 839, 840, 842, 843); Vận tải đổ bộ (số hiệu 989, 998, 999). Ngoài ra còn có từ 33-42 tàu gồm: Hải cảnh, Hải tuần, Hải giám, Ngư chính; từ 9-11 tàu kéo và dịch vụ; từ 20-22 tàu vận tải; từ 1-3 tàu dầu và từ 15-60 tàu cá. Ngày cao điểm Trung Quốc sử dụng 137 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan.
Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay tuần thám, trực thăng (số hiệu 8321, 3808, 3586, 9401 B. 7112, B. 7115); máy bay cánh bằng, dạng cảnh báo sớm (KJ200-9421); máy bay trinh sát dạng TU-154 (81223) bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam ở độ cao từ l00-l.000m.
Về phương thức hoạt động:
Lực lượng bảo vệ Trung Quốc chia làm 3 vòng để bảo vệ: Vòng trong cách giàn khoan từ 1-1,5 hải lý có 10-15 tàu bảo vệ; vòng giữa cách giàn khoan từ 4,5-5 hải lý có 40-45 tàu bảo vệ; vòng ngoài cách giàn khoan từ 10-12 hải lý có 25-35 tàu bảo vệ. Có từ 9-12 tàu bám sát các tàu Việt Nam, sẵn sàng ngăn cản, đâm va ở khoảng cách từ 10-12 hải lý so với giàn khoan. Các tàu bảo vệ Trung Quốc vẫn chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn, sẵn sàng đâm va khi các tàu của Việt Nam vào gần tuyên truyền, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan Hải Dương 981; chủ động đâm thẳng, dùng súng bắn nước công suất lớn nhằm làm hư hỏng trang bị, tàu thuyền của Việt Nam; dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng trên tàu Việt Nam, cụ thể:
Lực lượng tàu cá Trung Quốc có khoảng 40-45 chiếc chia thành 2 tốp, luôn ngăn cản các nhóm tàu đánh cá của Việt Nam đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan từ 30-40 hải lý về phía Tây Nam và Tây Tây Nam.
Lực lượng chấp pháp Việt Nam
Đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành thực thi Pháp Luật, ngăn chặn hành động xâm phạm trái phép của giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam. Biện pháp chủ yếu là tiếp cận, sử dụng loa tuyên truyền yêu cầu giàn khoan và các lực lượng bảo vệ của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam; tiến hành quay phim, chụp ảnh ghi lại các hành động của giàn khoan và các tàu bảo vệ Trung Quốc trên hiện trường làm bằng chứng, tư liệu để đấu tranh với Trung Quốc trên tất cả các kênh. Các tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhiều lần tiếp cận giàn khoan Trung Quốc tổ chức tuyên truyền bằng 3 thứ tiếng (Việt Nam, Trung Quốc, Anh) yêu cầu các lực lượng Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Diễn biến tình hình trên thực địa
Để làm rõ hơn về những hành vi trái phép của Trung Quốc và cách xử lý tình hình hết sức mềm mỏng, kiềm chế, đúng Pháp Luật của các lực lượng Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam đã cung cấp cho báo chí các thông tin toàn cảnh như sau: