Nhật Bản đang xây dựng một khu cảng đa dụng tại một hòn đảo phía nam nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc chiếm đảo.
Trước hành động xâm nhập lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại tỉnh Okinawa của lực lượng tàu thuyền thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc trong thời gian gần đây, giới chức nhà nước và địa phương Nhật Bản đã tăng cường nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền các quần đảo xa xôi.
Đây chính là lý do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản quyết định xây dựng khu cảng đa dụng để phục vụ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển tại hòn đảo Okinotorishima.
Theo Bộ này, hiện nay, Tokyo đang sở hữu 6.847 hòn đảo xa xôi. 90 hòn đảo trong số đó thuộc diện bỏ hoang khiến việc xác định chủ quyền cũng như quản lý trở nên khó khăn. Ngoài ra, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ghi rõ: "Những vùng đất đá không người ở hoặc không phát triển kinh tế sẽ không được công nhận là khu đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa". Tới nay, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa quân đội tới bảo vệ khoảng 400 hòn đảo xa xôi trên cả nước.
Đảo Okinotorishima nằm cách trung tâm Tokyo về phía nam 1.700 km. Theo dự án xây dựng của Bộ Đất đai Nhật Bản, một cầu tàu dài 160 m sẽ được xây dựng tại khu vực phía tây Okinotorishima cùng với một con đường kết nối với khu vực đất liền của hòn đảo. Quá trình xây dựng đã được triển khai hồi tháng 4 bằng việc thi công khu vực dỡ hàng nhằm bảo quản số hàng hóa bốc xếp từ các tàu hàng.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt cùng với sự xuất hiện của các cơn bão lớn và gió thổi theo mùa, hoạt động xây dựng buộc phải tạm ngừng vào mùa xuân và hè. Hơn 100 công nhân đã được huy động tới xây dựng khu vực dỡ hàng. Theo kế hoạch, toàn bộ cơ sở hạ tầng khu cảng sẽ hoàn thành trong vòng 3 năm tới.
Khi nước rút, đảo Okinotorishima có chiều dài 4,5 km và rộng 1,8 km với đường bờ biển dài 10 km. Công nhân Nhật Bản đã sử dụng các khuôn bê tông để bao quanh khu cảng ngăn không hiện tượng xói mòn trước tác động của lực sóng biển và tiến hành bảo trì công trình thường niên. Ngoài ra, do các con tàu lớn không thể di chuyển tới địa phận đảo Okinotorishima, toàn bộ vật liệu xây dựng khu cảng đều được chuyên chở trên các con tàu nhỏ. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, các tàu loại 130 m có thể tiến vào khu cảng sâu 8 m này.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến chi 75 tỷ yên để xây khu cảng tại đảo Okinotorishima. Theo dự báo, Nhật Bản sẽ thu lợi được khoảng 116 ngàn tỷ yên nếu trữ lượng cobalt và nickel nằm dưới đáy đảo Okinotorishima được khai thác.
Phía Trung Quốc chỉ coi Okinotorishima là một bãi đá ngầm. Song, một quan chức cấp cao Nhật Bản khẳng định: "Khi khu cảng hoàn thành, nó sẽ trở thành trung tâm hoạt động của các tàu nghiên cứu biển. Nếu hoạt động kinh tế khai thác nguồn tài nguyên được tiến hành, rõ ràng, Okinotorishima sẽ được công nhận là một hòn đảo".
Đây chính là lý do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản quyết định xây dựng khu cảng đa dụng để phục vụ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên biển tại hòn đảo Okinotorishima.
Theo Bộ này, hiện nay, Tokyo đang sở hữu 6.847 hòn đảo xa xôi. 90 hòn đảo trong số đó thuộc diện bỏ hoang khiến việc xác định chủ quyền cũng như quản lý trở nên khó khăn. Ngoài ra, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ghi rõ: "Những vùng đất đá không người ở hoặc không phát triển kinh tế sẽ không được công nhận là khu đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa". Tới nay, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa quân đội tới bảo vệ khoảng 400 hòn đảo xa xôi trên cả nước.
Đảo Okinotorishima nằm cách trung tâm Tokyo về phía nam 1.700 km. Theo dự án xây dựng của Bộ Đất đai Nhật Bản, một cầu tàu dài 160 m sẽ được xây dựng tại khu vực phía tây Okinotorishima cùng với một con đường kết nối với khu vực đất liền của hòn đảo. Quá trình xây dựng đã được triển khai hồi tháng 4 bằng việc thi công khu vực dỡ hàng nhằm bảo quản số hàng hóa bốc xếp từ các tàu hàng.
Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt cùng với sự xuất hiện của các cơn bão lớn và gió thổi theo mùa, hoạt động xây dựng buộc phải tạm ngừng vào mùa xuân và hè. Hơn 100 công nhân đã được huy động tới xây dựng khu vực dỡ hàng. Theo kế hoạch, toàn bộ cơ sở hạ tầng khu cảng sẽ hoàn thành trong vòng 3 năm tới.
Khi nước rút, đảo Okinotorishima có chiều dài 4,5 km và rộng 1,8 km với đường bờ biển dài 10 km. Công nhân Nhật Bản đã sử dụng các khuôn bê tông để bao quanh khu cảng ngăn không hiện tượng xói mòn trước tác động của lực sóng biển và tiến hành bảo trì công trình thường niên. Ngoài ra, do các con tàu lớn không thể di chuyển tới địa phận đảo Okinotorishima, toàn bộ vật liệu xây dựng khu cảng đều được chuyên chở trên các con tàu nhỏ. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, các tàu loại 130 m có thể tiến vào khu cảng sâu 8 m này.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến chi 75 tỷ yên để xây khu cảng tại đảo Okinotorishima. Theo dự báo, Nhật Bản sẽ thu lợi được khoảng 116 ngàn tỷ yên nếu trữ lượng cobalt và nickel nằm dưới đáy đảo Okinotorishima được khai thác.
Phía Trung Quốc chỉ coi Okinotorishima là một bãi đá ngầm. Song, một quan chức cấp cao Nhật Bản khẳng định: "Khi khu cảng hoàn thành, nó sẽ trở thành trung tâm hoạt động của các tàu nghiên cứu biển. Nếu hoạt động kinh tế khai thác nguồn tài nguyên được tiến hành, rõ ràng, Okinotorishima sẽ được công nhận là một hòn đảo".