Xài phần mềm gián điệp?
Theo Yahoo, Singapore là một trong số 25 nước hiện đang sử dụng phần mềm gián điệp, thông tin trên dựa vào báo cáo Cty tư vấn Citizen Lab, thuộc ĐH Toronto, Canada. Thậm chí, báo cáo trên còn nêu đích danh phần mềm gián điệp nói trên có tên là FinSpy do Cty Gamma Group International của Anh chế tạo, nhằm "thu thập hình ảnh trên màn hình máy tính, các bản đồ skype, từ camera, microphone và đăng nhập tổ hợp phím".
Nghiên cứu thêm báo cáo của Citizen Lab, người ta phát hiện thấy có một máy chủ làm nhiệm vụ điều khiển và giám sát phần mềm FinSpy tại Singapore được điều hành bởi Cty GPLHost - nhà cung cấp máy chủ đa năng cho nhiều thành phố lớn trên thế giới như Seattle, Paris, Singapore, Kuala Lumpur và Sydney, phần lớn các máy chủ của GPLHost đều được điều khiển từ xa.
Việc có mặt của máy chủ nói trên tại Singapore sử dụng phần mềm gián điệp FinSpy không có nghĩa là do chính phủ Singapore điều hành hay ít liên quan đến chính phủ. Điều này đã được Bộ Nội vụ Singapore bãi bỏ và cho hay họ không liên quan đến phần mềm này.
Phản ứng của khách hàng
Báo cáo của Citizen Lab làm cho dư luận băn khoăn, nhiều người Singapore lo lắng, nhất là khi đạo luật tự do sử dụng Internet đang có hiệu lực và những vấn đề riêng tư của họ bị ảnh hưởng. Ông Chong kai Xiong, chuyên gia lập trình máy tính, thành viên nhóm hoạt động xã hội tình nguyện giúp đỡ kỹ thuật sử dụng computer đã đưa ra lời khuyên bảo mật: "Phần mềm FinSpy thâm nhập nhanh và tạo ra những hành động lừa dối. Việc cài đặt phần mềm này không phải là tin tưởng, người dùng sẽ bị lừa một khi "clich" vào một chương trình đã được lưu giữ trong một file đính kèm email. Trường hợp trên một khi phát hiện ra sẽ gây rất nhiều phiền phức liên quan đến chính trị, luật pháp, vượt xa những lý do đơn thuần về sử dụng máy tính như nhiều người ngộ nhận".
Ông Chong cũng cho rằng, nên sử dụng phần mềm mang lại lợi ích chúng và tôn trọng khách hàng, ngược lại nếu lạm dụng thì sẽ có rất nhiều thông tin cá nhân bị rò rỉ, bị nghe trộm. Ngoài phần mềm FinSpy, còn có rất nhiều thiết bị gián điệp khác được gắn chìm vào trong các đồ dùng dân dụng và nhờ những tiến bộ khoa học, các thiết bị này ngày một tối tân hơn và hiện đại hơn.
Theo Cty tư vấn SocialBaker 58, 66% dân số Singapo hiện nay dùng Facebook chưa kể người dùng Twitter, Tumblr và blogger. Như vậy, có ít nhất 2,76 triệu người chia xẻ thông tin trực tuyến, việc thâm nhập vào những thông tin mật cũng tương đối dễ dàng, kể cả thông tin cá nhân lẫn thông tin DN.
Phủ sóng sang cả... Mỹ
Việc sử dụng phần mềm gián điệp và những vấn đề có liên quan không chỉ ở Singapore mà ngay cả ở Mỹ cũng xuất hiện những trường hợp tương tự. Theo bài báo công bố trên tờ Wired tựa đề "CIA Chief: We’ll Spy on You Through Your Dishwasher (CIA giám sát cả ý nghĩ lẫn trên máy rửa bát đĩa) thì việc giám sát thông tin cá nhân DN bằng công nghệ xâm lấn đang vượt quá giới hạn cho phép.
Điều này đã được xác nhận qua đánh giá của cựu Giám đốc CIA, tướng 4 sao David Petraeus: “Tại Mỹ hiện nay do công nghệ phát triển nên các thiết bị nội trợ đã được kết nối với Internet thông qua hệ Internet of Things nên nó tạo điều kiện cho việc thâm nhập, giám sát được “mối quan tâm của từng người” qua các thông tin vào ra."
Giám sát trên Internet không phải là mới nhưng nếu đi sai mục tiêu sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống của con người, nhất là khi người dân bị đánh cắp thông tin, tính riêng tư bị xâm phạm.