Ở bậc tiểu học, mỗi lớp trung bình khoảng 20 học sinh. Lớp 1 chưa tập viết, chỉ “chơi mà học”, làm quen với chữ in và các phương tiện học tập hiện đại nhất. Tới lớp 2 học sinh mới tập viết tay và từ gần nửa thế kỷ nay đã thôi tập “viết đẹp”.
Để khỏi lệch hướng khi áp dụng cách học mới, bao giờ các nhà phê bình cũng cho ý kiến nhận xét và cảnh báo. Chỉ khi chứng minh bằng lý thuyết và thực tiễn rằng điều mà các nhà phê bình nêu ra là không đáng lo, thì việc cải tiến mới được phép tiến xa hơn.
Việc tham khảo bài này (và các bài tương tự về tiểu học ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ) không phải để làm theo trong hoàn cảnh còn quá nghèo, mà là để biết xu thế chung của giáo dục tại các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Đối với một số học sinh lớp 1 ở Thụy Điển thì vở viết đã thuộc về quá khứ. Các em vẫn được học đọc và học viết, nhưng không cần đến bút và vở. Ở ba trường tiểu học tại Stockholm hiện chỉ có máy tính để bàn và máy tính bảng (Tablet-PC ). Chỉ đến năm lớp 2 mới bắt đầu dùng đến bút và vở để học viết.
"Tôi cảm thấy bị chọc tức khi các chính trị gia địa phương tin rằng sách vớ đã thuộc về quá khứ". Với những lời này, Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển Jan Björklund của Đảng Tự do đã bình luận về các lớp mầm non và lớp 1 khi học sinh không dùng bút và sách để học đọc và viết
Ở ba trường học ở quận Sollentuna, Stockholm, thực sự chỉ còn học với máy tính để bàn và máy tính bảng. Thay vì nhận bút chì và bút mực, các em học sinh sáu tuổi lúc nhập học được phát một máy tính mini. Sách giáo khoa cũng không còn sử dụng nữa. Chỉ từ năm lớp 2 mới phát giấy và bút chì để học viết.
Giờ học toán tại lớp 1
Khoảng hơn chục học sinh bảy tuổi được đưa vào thư viện của trường Tegelhagen và cùng ngồi trên gối đệm thành một vòng tròn xung quanh giáo viên Eva Ulmander Eriksson. Cô giáo có một tập giấy cắt thành các dạng hình học để trên lòng, còn trên bàn kê sau lưng cô là một tấm bảng đọc.
Nhiệm vụ của ngày hôm nay là: chụp ảnh tất cả các hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật trong môi trường xung quanh và đặt chúng vào một tập tin trên iPad.
"Hôm nay, chúng tôi muốn các em nhận thức rõ hơn các dạng hình học trong môi trường xung quanh. Chụp ảnh sẽ dễ dàng hơn nhiều thay vì phải tự vẽ ra".
Bọn trẻ được chia làm hai nhóm, đã khoái trí chiếm lĩnh thư viện và các hành lang xung quanh. Màn hình máy tính – nhấn chuột - đó là hình chữ nhật. Đèn trên trần nhà – nhấn chuột - đó là hình tròn. Thật không dễ dàng giữ máy tính bảng sao cho vật cần chụp nằm ở trung tâm khung hình. Khó, nhưng rõ ràng vẫn dễ hơn so với vẽ nó bằng bút và giấy.
Điều đơn giản là, kỹ năng vận động của các em chưa phát triển tốt. Sự khéo léo của bàn tay còn phải học dần. Đặc biệt với việc học viết: đây là một trở ngại. Vậy hãy để máy tính làm thay công việc đó.
Cô giáo chủ nhiệm nói: "Khi chúng tôi bắt đầu học viết, chúng tôi thực hiện trực tiếp trên máy tính. Trước tiên, đó chỉ là một loại văn bản trừu tượng. Sau đó, sẽ dần hình thành từ, câu và đoạn văn. Chúng tôi học các chữ cái dưới dạng âm thanh. Tất cả trẻ em đều dùng tai nghe. Chúng được nghe lại tất cả những gì chúng đã viết ra. Với cách này các em sẽ học nhanh hơn, biết các dấu cách sẽ phải nằm ở chỗ nào. Khi các em được nghe lại những gì các em đã viết ra, các em sẽ ghép lại thành câu".
1,9 triệu euro là số tiền mà trường Tegelhagen đã đầu tư cách đây ba năm để trang bị máy tính bàn và máy tính cho tất cả học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp chín. Mục tiêu chương trình giảng dạy chưa phải là để các em sử dụng thành thạo máy tính và máy tính bàn (việc sau này) mà là các em để tự tin sử dụng các phương tiện trợ giúp kỹ thuật. Chẳng gì thì Thụy Điển cũng thuộc các nước luôn sử dụng những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực CNTT, vậy lĩnh vực giáo dục cũng không được phép tụt hậu - cô hiệu trưởng Eva-Lotta Kastenholm có ý kiến như vậy.
"Đây là một vấn đề dân chủ, cho phép trẻ em tiếp cận các công cụ CNTT. Trường học cần giúp công dân sao cho cuộc đời lao động của các em sau này được suôn sẻ, mau thích nghi. Các công cụ trợ giúp kỹ thuật là rất quan trọng và chúng đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Chúng ta không còn khắc vào đá hoặc sử dụng cát khi chúng ta viết. Cây bút trong tương lai sẽ chỉ sử dụng trong hội họa, sẽ ngày càng ít dùng hơn trong công việc hay cuộc sống riêng tư mỗi khi chúng ta cần giao tiếp".
Điều này không thể nói được là các em sẽ quên cách kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ, như những nhà phê bình thường nói. Ngược lại, cách học mới cho phép “chơi mà học“ khi mò mẫm tập viết văn - cô giáo Anna Wiberg nói.
Kinh nghiệm với việc học đọc và viết trong năm đầu tiên thử nghiệm phương pháp dạy này là rất tốt, cô giáo nói, chỉ vào một loạt các hình vuông, được gọi là mã QR, dán trên cửa thư viện. Cô giáo trình bày qua các lần nhấn chuột những câu chuyện cổ tích mà các em học sinh, với sự trợ giúp của phần mềm Apps Puppet Pals, đã xây dựng nên. "Bạn chọn các nhân vật yêu thich, sau đó bạn di chuyển nó đến nơi bạn muốn, đồng thời bạn đọc lời đoạn văn mô tả. Điều này có thể luyện tập tốt vì một câu chuyện phải có mở đầu, cốt truyện và kết luận. Trẻ mẫu giáo chưa biết viết trên máy tính vẫn có thể tạo ra các câu chuyện cổ tích theo cách này, sau đó tải lên YouTube".
Và qua máy chiếu, học sinh có thể tải từ tài khoản Google của riêng mình lên một bảng ảo, mà mỗi lớp học đều có một cái. Các em lưu trữ mọi tài liệu trên internet. Không chỉ là những hình ảnh của giờ toán ngày hôm nay mà cả các bức tranh được quét (scanner) hoặc bài văn các em đã làm với sự trợ giúp của tai nghe.
Trong hoàn cảnh thế này, làm sao ta dám nghĩ rằng sẽ có ngày con cái ta chủ yếu viết bằng máy tính? Ảnh: Internet |
Các phụ huynh cũng thống nhất với sự nhất trí cao. Làm việc độc lập với máy tính và máy tính bàn sẽ dẫn đến sự cô lập, như các nhà phê bình lo ngại. Nhưng cô Anna Atkins không tin như vậy: "Khi bạn viết một câu chuyện, bạn làm điều đó một mình, khi bạn sử dụng máy tính, bạn cũng làm một mình – chẳng có gì khác biệt cả. Trong trường học máy tính chỉ là một công cụ. Nhưng khi bạn ở nhà cũng lại nhiều giờ ngồi trước khi máy tính và do đó không tiếp xúc với ai, đó lại là một vấn đề khác. Chắng hạn ở trường học của chúng tôi, trong các buổi chiều bán trú máy tính đều tắt hết. Các em chạy chơi ở bên ngoài".
Hai em học sinh Moa và Alfred đang đưa những hình tròn cuối cùng vào tập tài liệu ảo của các em. Cô giáo đưa ra vài lời khuyên về việc làm thế nào để có thể thay đổi kích thước và màu sắc của tiêu đề. Alfred tò mò theo dõi từng bước cách làm trên màn hình: "Cháu thấy học với ipad thích hơn nhiều. Và cũng dễ dàng hơn là viết với bút và giấy. Ở đây chỉ phải nhấn vào các nút".
Sách cũng vẫn sẽ được tiếp tục phát cho học sinh và việc rèn luyện kỹ năng vận động của học sinh cũng sẽ không bỏ bễ, cô Eva Eriksson Ulmander khẳng định. Nhưng sự hứng khởi của các em học sinh với phương thức học tập mới thì cô giáo không nỡ tước bỏ. Rồi đây chương trình dạy của trườngTegelhagen sẽ áp dụng trên toàn lãnh thổ Thụy Điển.