Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua ngày 20/4/2007, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007, thay thế Nghị định số 20/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/2/2002 về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các cơ quan nhà nước Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam.
Tại hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng việc ban hành Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 đã kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện khuôn khổ Pháp Luật để mở rộng hợp tác quốc tế ở các cấp, các ngành khác nhau, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ ngoại lực và phát huy tối đa nội lực để phát triển đất nước.
Nhìn chung, sau 5 năm thực hiện kể từ khi Pháp lệnh có hiệu lực, hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế đã được các cấp, các ngành, tỉnh, thành, các tổ chức đoàn thể tiến hành theo đúng Pháp lệnh, đã đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, cũng như cho công cuộc phát triển của cả nước.
Bên cạnh những kết quả, thành tích đáng ghi nhận, công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế còn bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn cần được khắc phục.
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận những vướng mắc, khó khăn trong việc thực thi Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong giai đoạn 2007-2012, đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế đi đôi với tập trung triển khai có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế đã ký kết, nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, phục vụ phát triển đất nước./.
Còn vướng mắc về ký, thực hiện thỏa thuận quốc tế
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế (2007-2012).