Theo đó, giới lãnh đạo quân sự đã cố gắng tìm ra những cách mới để đánh bại các đội hình bộ binh. Vì vậy, năm 1944, các kỹ sư của Phòng thiết kế Tupolev/Liên Xô đã phát triển hệ thống “Con nhím lửa” Fire Hedgehog.
Hệ thống này là một nền tảng đặc biệt để gắn 88 khẩu súng tiểu liên Shpagin. Các khẩu súng máy được xếp thành 11 hàng, mỗi hàng 8 khẩu. Cơ số đạn đầy đủ có tổng cộng là 6.248 viên viên đạn.
Hệ thống được bố trí nằm trong khoang chứa bom và được đưa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu khi cửa sập được mở. Về mặt nguyên tắc, một chiếc máy bay như vậy sẽ được sử dụng trong trường hợp sau (mẫu máy bay có gắn hệ thống này được gọi là Tu-2Sh): Máy bay phát hiện sự tập trung nhân lực của kẻ thù; Máy bay cơ động đến địa điểm đã xác định; Mở khoang chứa bom và khai hỏa các khẩu súng tiểu liên.
Việc sử dụng hệ thống “Con nhím lửa” tạo ra một hỏa lực đáng kinh ngạc vào thời điểm bấy giờ. Chỉ trong khoảng một giây, có khoảng 8 kg đạn được nã vào đầu kẻ thù. Hệ thống “Con nhím lửa” khi đó đã được lắp đặt trên hai máy bay, đã trải qua nhiều loại thử nghiệm khác nhau, bao gồm cả thử nghiệm chiến đấu. Tuy nhiên, dự án này trên thực tế đã không đi vào sản xuất hàng loạt.
Nguyên nhân dẫn đến việc ý tưởng này không được sử dụng rộng rãi trong thực tế chiến đấu là do một số nguyên nhân như sau: Thời gian bắn hạn chế, cơ số đạn nạp sẵn được sử dụng hết chỉ trong vòng vài giây khai hỏa; Quy trình nạp đạn phức tạp, đòi hỏi bệ bắn phải được hạ xuống; “Con nhím lửa” được trang bị đầy đủ nặng tới khảng 600 kg, quá nặng nề và cồng kềnh để bố trí trên máy bay; Những quả bom chùm cỡ nhỏ ra đời, có khả năng tiêu diệt bộ binh hiệu quả hơn so với một cuộc tập kích lớn từ súng máy cỡ nhỏ; đạn súng tiểu liên không có hiệu quả trước các mục tiêu bọc thép.
Do đó, giới nghiên cứu quân sự đã quyết định phát triển các ý tưởng khác, tuy nhiên “Con nhím lửa” vẫn là một thử nghiệm quân sự thú vị.