Theo đó, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hiến đất làm đường, phân lô, tách thửa nhằm mục đích kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lập dự án đầu tư trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (thực hiện đúng theo yêu câu tại Mục 3 Văn bản sô 4911/UBND-ĐC ngay 05/7/2022 của UBND tỉnh);
Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản phải đảm bảo phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được UBND tính phê duyệt;
Quả đồi 41ha bị cạo sạch màu xanh, phù phép thành khu nghỉ dưỡng Sun Valley ở huyện Bảo Lâm được Khải Hưng Corp rao bán.
Việc hình thành các tuyến đường giao thông tại khu vực hiến đất làm đường phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành có liên quan và phải được cấp phép xây dựng theo quy định.
Sở Xây dựng được giao tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả Nghị định số 02/2022/NĐ- CP và các quy định về kinh doanh bất động sản;
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế.
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án kinh doanh bất động sản theo quy định hiện hành; kịp thời giải quyết hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định và tổ chức thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản theo quy định;
Kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện các dự án kinh doanh bất động sản đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, tham mưu đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý theo quy định đôi với các dự án đầu tư chậm tiến độ thực hiện.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý việc phân lô, tách thửa trên địa bàn tỉnh; việc phân lô, tách thửa và chuyên mục đích sử dụng đất vừa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, vừa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nhằm khắc phục triệt để tình trạng phân lô bán nền không phù hợp giữa các quy hoạch trong thời gian vừa qua.
UBND các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biển Nghị định số 02/2022/NĐ-CP đến các phòng, ban, đơn vị, công chức, viên chức và các tô chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn;
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định số 02/2022/NĐ-CP và các quy định của Pháp Luật có liên quan (việc hiến đất làm đường phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, phải lập dự án đầu tư, cấp phép xây dựng,... theo quy định; kiểm tra hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản đảm bảo tuân thủ quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước; việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng đảm bảo tuân thủ Nghị định số 02/2022/NĐ-CP và các quy định có liên quan);
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm (nếu có) trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn quản lý theo quy định của Pháp Luật;
Đối với các dự án kinh doanh bất động sản chưa có trong kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và hàng năm thì chủ động kiểm tra, rà soát, báo cáo Sở Xây dựng về nhu cầu phát triển dự án tại địa phương để tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ờ theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế;
Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, tổng hợp về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.